Theo một tài liệu mới được đăng tải, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, Quân đội Hoàng gia Anh đã âm thầm nghiên cứu mẫu pháo chống tăng Jagdtiger của Đức thông qua những chiếc Jagdtiger mà quân Anh tịch thu được trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Và từ đó người Anh đã đưa ra được điểm yếu và điểm mạnh để đánh bại “siêu” pháo tự hành chống tăng này.
Pháo tự hành chống tăng Jagdtiger (hay còn được được họi là "Hunter Tiger" - thợ săn hổ) là mẫu pháo tự hành hạng nặng do Đức phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với tên gọi trong Quân đội Đức là Panzerjäger Tiger Ausf. B nhằm mục đích tiêu diệt xe tăng quân đồng minh và Liên Xô. Nó được phát triển dựa trên khung gầm của của xe tăng hạng nặng Tiger II của Đức lúc đó.
|
Một chiếc Jagdtiger bị quân Đồng minh bắn hạ ở mặt trận phía tây Châu Âu.
|
Jagdtiger là phương tiện chiến đấu bọc thép nặng nhất từng được đưa vào sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 với trọng lượng lên tới 71.7 tấn.
Sức mạnh của Jagdtiger nằm ở cỗ pháo chính Pak 44L/55 128mm đủ sức hạ gục bất cứ mẫu xe tăng nào của quân Đồng minh lúc đó. Trong thời gian hoạt động của mình Jagdtiger phục vụ cả mặt trận phía Tây lẫn phía Đông Châu Âu.
Otto Carius - một chỉ huy xe tăng nổi tiếng nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và từng chỉ huy một đại đội Jagdtigers trong quyển hồi ký của mình đã viết lại rằng, trong 10 chiếc Jagdtigers dưới quyền chỉ huy của mình Carius cảm thấy rằng chỉ có một ít trong số chúng phát huy hết được sức mạnh tiềm năng và số còn lại không tận dụng được sức mạnh vốn có của nó. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của Jagdtigers vẫn là khả năng cơ động của nó, trong khi đó tốc độ bắn của khẩu 128mm quá chậm so với tốc độ hành tiến của những chiếc xe tăng của Đồng minh.
|
Giáp dày, súng lớn không giúp Jagdtiger tạo được ưu thế cần có trên chiến trường.
|
Jagdtigers quá chậm và hộp số truyền động của nó không đủ để có thể di chuyển khối thép nặng gần 72 tấn. Và với tháp pháo cố định, Jagdtigers không có quá nhiều cơ hội trên chiến trường, do đó xạ thủ cần bắn chính mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên.
Tuy nhiên, Carius cũng ghi nhận rằng từng có trường hợp viên đạn pháo 128mm của Jagdtigers xuyên qua bức tường của một ngôi nhà và phá hủy chiếc xe tăng của Mỹ nấp đằng sau nó.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1944 đến cuối cuộc chiến, Quân đội Đức đặt hàng khoảng 150 chiếc Jagdtigers nhưng chỉ có từ 70-80 chiếc trong số đó được sản xuất. Một phần do trọng lượng quá lớn của Jagdtigers khiến các nhà máy tăng thiết giáp của Đức không đáp ứng đủ khả năng sản xuất.
Cho đến nay chỉ còn khoảng 3 pháo chống tăng Jagdtigers được trưng bày trong các bảo tàng quân sự trên khắp thế giới.