Theo một thông báo vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cho biết, nước này sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của phi đội máy bay cường kích A-10 ít nhất cho đến năm 2017 ngay cả khi những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 đã sẵn sàng được đưa vào trang bị.Được biết đây không phải là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ kéo dài thời gian hoạt động của A-10 khi mà Lầu Năm Góc và các nhà lập pháp Mỹ đều không tìm được tiếng nói chung cho việc quyết định số phận của mẫu cường kích này. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng ngoài khả năng tác chiến tuyệt vời của mình A-10 còn có ý nghĩa rất lớn đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường. Nhất là khi nước Mỹ đang đứng trước mối đe dọa từ phiến quân IS và sự trỗi dậy từ Nga.Trên thực tế dù có phải đối đầu với IS và Nga hay không thì binh sĩ Mỹ vẫn dành tình cảm đặc biệt cho những chiếc A-10 với những gì mà nó có thể làm được trên chiến trường và không phải mẫu máy bay chiến đấu nào cũng có thể làm được. Trong ảnh là một chiếc xe bọc thép chở quân M-113 bị bắn phá bởi pháo GAU-8 30mm từ một chiếc A-10.Và việc thay thế A-10 có thể tác động rất lớn đến tâm lý tác chiến của một nhóm binh sĩ Mỹ trên chiến trường nhất là tại Trung Đông và tất nhiên họ không quan tâm tới vấn đề ngân sách hạn chế mà Không quân Mỹ đưa ra. Trong khi đó Không quân Mỹ lại chi hàng trăm tỷ USD cho chương trình F-35 ngay cả khi nó tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc thay thế vị trí của A-10.Đó là chưa kể đến khả năng sống sót của một chiếc máy bay đắt tiền như F-35 trước súng phòng không đối phương, khi mà một chiếc A-10 vẫn có thể bay về được căn cứ dù trên thân và cánh phụ phía sau lỗ chỗ vết đạn của đối phương.Một ưu điểm khác của những chiếc cường kích A-10 là chúng có thể cất và hạ cánh tại khu vực sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế trong cả điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Và không phải chiếc máy bay nào của Quân đội Mỹ cũng có thể làm được như vậy nhất là với một chiếc F-35.Trong khi đó chi phí cho một chiếc cường kích A-10 chỉ tầm 18.8 triệu USD và nó sẽ không là gì với cái giá 195 triệu USD của một chiếc F-35 mặc dù Không quân Mỹ vẫn chưa có định hướng nhiệm vụ cụ thể cho F-35 khi nó thay thế A-10.Những chiếc A-10 luôn đóng vai trò quan trọng trong các đợt không kích của Mỹ chống lại phiến quân IS tại Iraq và cả Syria, hầu như nó luôn là máy bay chiến đấu hổ trợ hỏa lực tuyến đầu cho các đồng minh của Mỹ điều mà F-35 không thể làm được.Một chiếc cường kích A-10 có thể mang theo cả một “kho vũ khí” trong mỗi lần nó xuất kích với vũ khí chính gồm một pháo tự động GAU-8 30mm cùng hơn 1.100 viên đạn với tốc độ bắn có thể lên tới 3.900 viên/phút. Cùng với đó là 11 giá treo vũ khí có thể mang theo được 7,2 tấn bom đạn các loại đa phần các loại vũ khí tấn công mặt đất như bom, rocket phóng loạt.Sức mạnh của A-10 còn nằm ở 2 động cơ phản lực General Electric TF34-GE-100A mà nó được trang bị với công suất 9.065 lbf cho mỗi chiếc, giúp A-10 có thể đạt tới tốc độ tối đa 706km/h.Mặc dù tương lai của A-10 sau năm 2017 vẫn còn khá mờ mịt, nhưng với bối cảnh phức tạp hiện tại thì khó có thể nói trước được liệu Không quân Mỹ có tiếp tục duy trì phi đội A-10 hay không hay chuyển đổi mục đích sử dụng của chúng thành những phương tiện bay chiến đấu không người lái UA-10.
Theo một thông báo vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố cho biết, nước này sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của phi đội máy bay cường kích A-10 ít nhất cho đến năm 2017 ngay cả khi những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 đã sẵn sàng được đưa vào trang bị.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ kéo dài thời gian hoạt động của A-10 khi mà Lầu Năm Góc và các nhà lập pháp Mỹ đều không tìm được tiếng nói chung cho việc quyết định số phận của mẫu cường kích này. Các nhà lập pháp Mỹ cho rằng ngoài khả năng tác chiến tuyệt vời của mình A-10 còn có ý nghĩa rất lớn đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường. Nhất là khi nước Mỹ đang đứng trước mối đe dọa từ phiến quân IS và sự trỗi dậy từ Nga.
Trên thực tế dù có phải đối đầu với IS và Nga hay không thì binh sĩ Mỹ vẫn dành tình cảm đặc biệt cho những chiếc A-10 với những gì mà nó có thể làm được trên chiến trường và không phải mẫu máy bay chiến đấu nào cũng có thể làm được. Trong ảnh là một chiếc xe bọc thép chở quân M-113 bị bắn phá bởi pháo GAU-8 30mm từ một chiếc A-10.
Và việc thay thế A-10 có thể tác động rất lớn đến tâm lý tác chiến của một nhóm binh sĩ Mỹ trên chiến trường nhất là tại Trung Đông và tất nhiên họ không quan tâm tới vấn đề ngân sách hạn chế mà Không quân Mỹ đưa ra. Trong khi đó Không quân Mỹ lại chi hàng trăm tỷ USD cho chương trình F-35 ngay cả khi nó tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc thay thế vị trí của A-10.
Đó là chưa kể đến khả năng sống sót của một chiếc máy bay đắt tiền như F-35 trước súng phòng không đối phương, khi mà một chiếc A-10 vẫn có thể bay về được căn cứ dù trên thân và cánh phụ phía sau lỗ chỗ vết đạn của đối phương.
Một ưu điểm khác của những chiếc cường kích A-10 là chúng có thể cất và hạ cánh tại khu vực sân bay có cơ sở hạ tầng hạn chế trong cả điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Và không phải chiếc máy bay nào của Quân đội Mỹ cũng có thể làm được như vậy nhất là với một chiếc F-35.
Trong khi đó chi phí cho một chiếc cường kích A-10 chỉ tầm 18.8 triệu USD và nó sẽ không là gì với cái giá 195 triệu USD của một chiếc F-35 mặc dù Không quân Mỹ vẫn chưa có định hướng nhiệm vụ cụ thể cho F-35 khi nó thay thế A-10.
Những chiếc A-10 luôn đóng vai trò quan trọng trong các đợt không kích của Mỹ chống lại phiến quân IS tại Iraq và cả Syria, hầu như nó luôn là máy bay chiến đấu hổ trợ hỏa lực tuyến đầu cho các đồng minh của Mỹ điều mà F-35 không thể làm được.
Một chiếc cường kích A-10 có thể mang theo cả một “kho vũ khí” trong mỗi lần nó xuất kích với vũ khí chính gồm một pháo tự động GAU-8 30mm cùng hơn 1.100 viên đạn với tốc độ bắn có thể lên tới 3.900 viên/phút. Cùng với đó là 11 giá treo vũ khí có thể mang theo được 7,2 tấn bom đạn các loại đa phần các loại vũ khí tấn công mặt đất như bom, rocket phóng loạt.
Sức mạnh của A-10 còn nằm ở 2 động cơ phản lực General Electric TF34-GE-100A mà nó được trang bị với công suất 9.065 lbf cho mỗi chiếc, giúp A-10 có thể đạt tới tốc độ tối đa 706km/h.
Mặc dù tương lai của A-10 sau năm 2017 vẫn còn khá mờ mịt, nhưng với bối cảnh phức tạp hiện tại thì khó có thể nói trước được liệu Không quân Mỹ có tiếp tục duy trì phi đội A-10 hay không hay chuyển đổi mục đích sử dụng của chúng thành những phương tiện bay chiến đấu không người lái UA-10.