Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là nơi tập trung nhiều vũ khí quái dị nhất của các bên nhằm đối phó nhau. Một trong những vũ khí điển hình đó là bom dơi do Mỹ sản xuất - đúng như tên gọi của nó mỗi quả bom dơi chứ tới 40 con dơi và mỗi con dơi đều được trang bị một quả bom cháy với bộ hẹn giờ.Sau khi được triển khai và gần tiếp đất, dù chính trên bom dơi sẽ được bung ra nhằm giảm tốc độ rơi của quả bom. Lúc này các khoang chứa dơi bên trong quả bom cũng sẽ được mở và những con dơi được gắn bom trên thân sẽ bay ra ngoài tìm chỗ ngủ. Sau khoảng thời gian hẹn giờ những quả bom di động này sẽ phát nổ tại bất kỳ địa điểm nào mà chúng cứ ngụ.Liên Xô cũng không kém cạnh Mỹ trong khoản chế tạo vũ khí quái dị từ động vật - đó là chó chống tăng. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng trước sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp không gì ngăn cản được của phát xít Đức lúc đó, Quân đội Liên Xô đã buộc phải dùng tới những chú chó được huấn luyện đặc biệt mang theo hơn 10kg thuốc nổ đủ sức phá hủy một chiếc xe tăng.Hàng trăm chó chống tăng như vậy sẽ được tung ra chiến trường cùng một lúc và chúng đã được huấn luyện để có thể phát hiện xe tăng Đức. Sau khi chui xuống dưới gầm xe tăng, cần gạt trên thân mỗi chó chống tăng sẽ kích nổ khối thuốc nổ mà nó mang theo. Các tài liệu Quân đội Liên Xô cho biết, ít nhất 300 xe tăng Đức bị tiêu diệu bằng cách này. Các đơn vị chó chống tăng của Liên Xô thậm chí còn được Nga duy trì đến năm 1996.Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, người Nhật cũng có những ý tưởng chế tạo vũ khí quái dị dành cho riêng mình. Một trong số đó là tàu ngầm lai tàu sân bay lớp Sen Toku I-400. I-400 thể hiện rõ nét chiến lược quân sự của Hải quân Nhật Bản lúc đó khi họ cố gắng tìm cách tấn công nước Mỹ từ xa, khi mà Nhật Bản đã mất đi yếu tố bất ngờ ở trận Trân Châu Cảng.Các tàu ngầm lai tàu sân bay này của Nhật Bản được thiết kế đủ lớn để có thể mang theo tới 3 thủy phi cơ có thể được phóng đi từ tàu ngầm Aichi M6A. Bên cạnh đó mẫu tàu ngầm này cũng được trang bị hệ thống vũ khí đủ mạnh để đối phó với bất cứ mẫu tàu chiến nào của Mỹ lúc đó.Sau Chiến tranh Thế giới thứ II cả thế giới dường như bước vào cuộc đua vũ khí nguyên tử và dĩ nhiên ý tưởng về một loại pháo có thể triển khai được đạn hạt nhân chiến thuật là điều bất cứ quân đội nào trên thế giới lúc đó đều muốn có. Các loại siêu pháo hạt nhân cũng được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi mà cả Mỹ và Nga lúc đó đều sở hữu loại pháo hủy diệt này.Đi tiên phong trong ý tưởng này có thể nói đến Quân đội Mỹ, khi vào năm 1950 Mỹ bắt đầu thử nghiệm một loại pháo không giật có khả năng triển khai một đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ có tên Davy Crockett. Tuy nhiên ý tưởng này về sau bị Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối đưa vào phát triển sâu hơn nữa vì mức độ nguy hiểm của nó trên chiến trường.Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ vũ khí mới và một trong những số đó là dòng phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplane. Ekranoplane còn được mệnh danh là “quái vật” trên biển do thiết kế kỳ lạ của nó, tuy nhiên tính ứng dụng của loại phương tiên lai thủy phi cơ và tàu khí đệm này vẫn chưa được chứng minh nhiều.Các mẫu Ekranoplane do Liên Xô phát triển đều chú trọng cho mục đích quân sự với khả năng vận chuyển cùng một lúc số lượng lớn binh sĩ hoặc trang bị thiết bị quân sự. Bên cạnh đó Ekranoplane còn được vũ trang bị khá mạnh với các loại tên lửa chống hạm.Một ứng viên khác trong top 7 vũ khí quái dị nhất trên thế giới là mẫu ngư lôi cảm tử Kaiten của phát xít Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mẫu ngư lôi này được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong suốt giai đoạn 1944-1945 trước khi cuộc chiến kết thúc và nó còn được mệnh danh là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ.Kaiten tuy là một mẫu ngư lôi nhưng lại có thiết kế gần giống như một tàu ngầm với một người điều khiển bên trong, và mỗi tàu ngầm cỡ lớn của Nhật Bản chỉ có thể mang theo tối đa 4 ngư lôi Kaiten nhưng bù lại mẫu ngư lôi này cực kỳ khó bị phát hiện.Cái tên cuối cùng trong top 7 vũ khí quái dị nhất từng được phát triển là tên lửa dẫn đường bằng chim bồ câu. Dự án không tưởng này được nhà phát minh Burrhus Frederic Skinner của Mỹ bắt đầu thực hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên về sau dự án này dần đi vào ngõ cụt khi và bị Bộ Quốc phòng Mỹ hủy bỏ do tính phi thực tế của nó.Theo thiết kế mỗi tên lửa dẫn đường bằng bồ câu sẽ được gắn hệ thống thấu kính ở phía trước mũi để phản chiếu hình ảnh mục tiêu đến màn hình bên trong. Nhiệm vụ của bồ câu là mổ vào mục tiêu trên màn hình và dẫn đường cho tên lửa đến chính xác mục tiêu định trước.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là nơi tập trung nhiều vũ khí quái dị nhất của các bên nhằm đối phó nhau. Một trong những vũ khí điển hình đó là bom dơi do Mỹ sản xuất - đúng như tên gọi của nó mỗi quả bom dơi chứ tới 40 con dơi và mỗi con dơi đều được trang bị một quả bom cháy với bộ hẹn giờ.
Sau khi được triển khai và gần tiếp đất, dù chính trên bom dơi sẽ được bung ra nhằm giảm tốc độ rơi của quả bom. Lúc này các khoang chứa dơi bên trong quả bom cũng sẽ được mở và những con dơi được gắn bom trên thân sẽ bay ra ngoài tìm chỗ ngủ. Sau khoảng thời gian hẹn giờ những quả bom di động này sẽ phát nổ tại bất kỳ địa điểm nào mà chúng cứ ngụ.
Liên Xô cũng không kém cạnh Mỹ trong khoản chế tạo vũ khí quái dị từ động vật - đó là chó chống tăng. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng trước sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp không gì ngăn cản được của phát xít Đức lúc đó, Quân đội Liên Xô đã buộc phải dùng tới những chú chó được huấn luyện đặc biệt mang theo hơn 10kg thuốc nổ đủ sức phá hủy một chiếc xe tăng.
Hàng trăm chó chống tăng như vậy sẽ được tung ra chiến trường cùng một lúc và chúng đã được huấn luyện để có thể phát hiện xe tăng Đức. Sau khi chui xuống dưới gầm xe tăng, cần gạt trên thân mỗi chó chống tăng sẽ kích nổ khối thuốc nổ mà nó mang theo. Các tài liệu Quân đội Liên Xô cho biết, ít nhất 300 xe tăng Đức bị tiêu diệu bằng cách này. Các đơn vị chó chống tăng của Liên Xô thậm chí còn được Nga duy trì đến năm 1996.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, người Nhật cũng có những ý tưởng chế tạo vũ khí quái dị dành cho riêng mình. Một trong số đó là tàu ngầm lai tàu sân bay lớp Sen Toku I-400. I-400 thể hiện rõ nét chiến lược quân sự của Hải quân Nhật Bản lúc đó khi họ cố gắng tìm cách tấn công nước Mỹ từ xa, khi mà Nhật Bản đã mất đi yếu tố bất ngờ ở trận Trân Châu Cảng.
Các tàu ngầm lai tàu sân bay này của Nhật Bản được thiết kế đủ lớn để có thể mang theo tới 3 thủy phi cơ có thể được phóng đi từ tàu ngầm Aichi M6A. Bên cạnh đó mẫu tàu ngầm này cũng được trang bị hệ thống vũ khí đủ mạnh để đối phó với bất cứ mẫu tàu chiến nào của Mỹ lúc đó.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II cả thế giới dường như bước vào cuộc đua vũ khí nguyên tử và dĩ nhiên ý tưởng về một loại pháo có thể triển khai được đạn hạt nhân chiến thuật là điều bất cứ quân đội nào trên thế giới lúc đó đều muốn có. Các loại siêu pháo hạt nhân cũng được xem là biểu tượng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi mà cả Mỹ và Nga lúc đó đều sở hữu loại pháo hủy diệt này.
Đi tiên phong trong ý tưởng này có thể nói đến Quân đội Mỹ, khi vào năm 1950 Mỹ bắt đầu thử nghiệm một loại pháo không giật có khả năng triển khai một đầu đạn hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ có tên Davy Crockett. Tuy nhiên ý tưởng này về sau bị Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối đưa vào phát triển sâu hơn nữa vì mức độ nguy hiểm của nó trên chiến trường.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển công nghệ vũ khí mới và một trong những số đó là dòng phương tiện bay hiệu ứng mặt đất Ekranoplane. Ekranoplane còn được mệnh danh là “quái vật” trên biển do thiết kế kỳ lạ của nó, tuy nhiên tính ứng dụng của loại phương tiên lai thủy phi cơ và tàu khí đệm này vẫn chưa được chứng minh nhiều.
Các mẫu Ekranoplane do Liên Xô phát triển đều chú trọng cho mục đích quân sự với khả năng vận chuyển cùng một lúc số lượng lớn binh sĩ hoặc trang bị thiết bị quân sự. Bên cạnh đó Ekranoplane còn được vũ trang bị khá mạnh với các loại tên lửa chống hạm.
Một ứng viên khác trong top 7 vũ khí quái dị nhất trên thế giới là mẫu ngư lôi cảm tử Kaiten của phát xít Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Mẫu ngư lôi này được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong suốt giai đoạn 1944-1945 trước khi cuộc chiến kết thúc và nó còn được mệnh danh là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ.
Kaiten tuy là một mẫu ngư lôi nhưng lại có thiết kế gần giống như một tàu ngầm với một người điều khiển bên trong, và mỗi tàu ngầm cỡ lớn của Nhật Bản chỉ có thể mang theo tối đa 4 ngư lôi Kaiten nhưng bù lại mẫu ngư lôi này cực kỳ khó bị phát hiện.
Cái tên cuối cùng trong top 7 vũ khí quái dị nhất từng được phát triển là tên lửa dẫn đường bằng chim bồ câu. Dự án không tưởng này được nhà phát minh Burrhus Frederic Skinner của Mỹ bắt đầu thực hiện trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên về sau dự án này dần đi vào ngõ cụt khi và bị Bộ Quốc phòng Mỹ hủy bỏ do tính phi thực tế của nó.
Theo thiết kế mỗi tên lửa dẫn đường bằng bồ câu sẽ được gắn hệ thống thấu kính ở phía trước mũi để phản chiếu hình ảnh mục tiêu đến màn hình bên trong. Nhiệm vụ của bồ câu là mổ vào mục tiêu trên màn hình và dẫn đường cho tên lửa đến chính xác mục tiêu định trước.