Nếu Mỹ đi tiên phong trong kế hoạch tấn công vào Syria, tất cả đều nghĩ về một cuộc tấn công mở màn ngắn nhưng ồ ạt bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Hải quân Mỹ.
Với Không quân Mỹ, lực lượng luôn tự hào là chìa khóa để tạo lập ưu các thế từ trên không. Trong trường hợp xảy ra cuộc chiến này, họ sẽ giảm bớt nhiều các hoạt động tấn công, ném bom từ trên không vì các nhiệm vụ này đã được san sẻ nhiều phần sang lực lượng chiến hạm mang tên lửa.
Thay vào đó, Không quân Mỹ sẽ đóng một vai trò nền tảng cho bất cứ hoạt động quân sự nào dựa vào việc cung cấp những thông tin tình báo, giám sát và trinh sát (ISR). Không quân nước này đã được mài dũa những khả năng này trong cả thập kỷ qua trong các cuộc xung đột ở Afghanistan, Iraq và Libya.
“Đừng nghĩ rằng lực lượng không quân không liên quan đến việc này”, ông Rebecca Grant Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Quân sự (IRIS) và cũng từng là trợ lý đặc biệt cho Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết.
“Các hoạt động ISR là rất cần thiết để xác định mục tiêu, đó không phải là những gì mà các tàu chiến trên Địa Trung Hải có thể làm”, ông này nói thêm.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định là Không quân Mỹ có khả năng xây dựng một hệ thống ISR lớn và nó sẽ đóng một vai trò tích cực cho chiến dịch.
|
Mỹ có thể điều trinh thám cơ có người lái U-2 bay vào không phân Syria làm nhiệm vụ trinh sát, do thám.
|
Năng lực đó có được từ những công cụ trên không cũng như các thiết bị hỗ trợ dưới mặt đất. Ví dụ như UAV RQ-4 Global Hawk và máy bay trinh sát có người lái U-2 sẽ cung cấp một khả năng bao quát tổng thể cho hoạt động ISR. Trong hoạt động ngắn ngủi ở Lybia hay cuộc chiến tiềm tàng ở Syria, Không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ không bổ sung các công nghệ trinh sát mới.
“Về cơ bản, chúng tôi có một cách xây dựng lực lượng trinh sát tương tự như ở Lybia”, ông nói. “Tin tốt là chúng ta có một lực lượng rất thiện chiến từ những gì đã trải qua tại Iraq và Afghanistan. Trong bất cứ nhiệm vụ nào, họ cũng đều có kinh nghiệm”.
Việc tiến hành các cuộc tiến công chiến lược với sự trợ giúp của hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát là điều quen thuộc với David Deptula, một trung tướng Không quân về hưu.
Trước đây, chính ông là người đã lên một kế hoạch phối hợp như vậy cho những ngày đầu của chiến dịch Tự do Bền vững tại Afghanistan. Nhưng ông cho rằng, chiến thuật để áp dụng cho Syria đang bị cản trở bởi sự thiếu rõ ràng trong mục đích hướng đến.
“Mọi người đào sâu vào vũ khí và mục tiêu bắn phá những họ không đề cập đến kết quả cuối cùng, tình trạng đất nước sau đó. Nó sẽ được kết thúc, cách thức, phương tiện và cho đến nay các cuộc thảo luận tôi nghe được đều chỉ nói đến phương tiện”, Trung tướng Không quân đã về hưu David Deptula nói.
|
Hoặc an toàn hơn, Mỹ có thể dùng những chiếc máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk.
|
Tuy nhiên, bên cạnh cảnh báo rằng Mỹ phải tránh việc đứng về phe nào trong cuộc nội chiến Syria, Deptula bày tỏ nghi ngờ rằng liệu một chiến dịch can thiệp như đang được lên kế hoạch có đủ để chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad chấm dứt các hành động “bạo lực” nhằm vào dân chúng Syria.
“Bạn có thể thấy chế độ của Assad ngang nhiên vi phạm những quy định quốc tế trong một cuộc xung đột vũ trang, không chỉ là dùng vũ khí hóa học (chính phủ Mỹ luôn khẳng định điều này) mà còn là sử dụng chúng bừa bãi đối với thường dân”, Deptula bày tỏ quan điểm.
“Vì vậy cần phải có một phản ứng, không chỉ đề gửi thông điệp đến các nhà lãnh đạo Syria rằng họ phải hứng chịu trách nhiệm mà còn là lời cảnh báo đến những người khác, những người đang có các ý định tương tự”, ông Deptula trình bày thêm.
Nếu Nhà Trắng cảm thấy rằng các cuộc tấn công giới hạn không đủ sức nặng để làm chính quyền Tổng thống Assad phải đầu hàng thì Không quân Mỹ sẽ lại được tăng cường vai trò của mình. Có thể một phi đội siêu máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit sẽ được huy động.
“Tôi không nghi ngờ rằng đã có rất nhiều kế hoạch dự phòng được chuẩn bị. Nếu mọi chuyện không được giải quyết sau cuộc tấn công, những gì sẽ đến tiếp theo? Tôi đã nghe rất nhiều những thảo luận về Tomahawk nhưng hoàn toàn có thể tin rằng B-2 sẽ được sử dụng bất cứ khi nào”, ông Grant - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Quân sự (IRIS) nói.
|
Nếu chưa đủ sức nặng, không loại trừ Không quân Mỹ sẽ dùng cả oanh tạc cơ tàng hình B-2 tấn công Syria.
|
Mặt khác, nếu các cuộc tấn công chống Syria diễn ra đúng như dự kiến, nó có thể làm rõ thêm cách thức Mỹ “giải quyết” các nước thù địch.
“Kịch bản mà chúng ta đang đề cập tới là phong tỏa đường không và tấn công bằng tên lửa, đó chính xác là những gì còn có thể được lặp lại nhiều hơn trong (các cuộc chiến) tương lai”, Mark Gunzinger, chuyên gia đến từ Trung tâm Đánh giá chiến lược và Ngân sách Mỹ, đã từng kinh qua một số vai trò tại Lầu Năm Góc. “Sử dụng Không quân và sức mạnh không gian để trừng phạt kẻ thù, tôi nghĩ rằng đó là điều mà bạn sẽ còn được thường xuyên thấy”.
Theo Gunzinger, điều đó có thể là đặc biệt đúng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
“Tôi không thấy nơi nào chúng tôi cần phải huy động một lực lượng mặt đất hùng hậu tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian tới, nếu có thì chỉ trong trường hợp bảo vệ Hàn Quốc. Xu hướng hiện nay là phát triển khả năng của không quân và tăng cường tiềm lực của hải quân. Điều đó cho phép thực hiện các hoạt động , ví dụ như các hoạt động giới hạn nhằm vào các mục tiêu được giới hạn”, ông này đánh giá.