Hiện nay trong biên chế của Quân đội Syria có khoảng 5.000 xe tăng các loại, trong đó hiện đại nhất, mạnh nhất là các mẫu xe tăng T-72/72M được nhập khẩu từ Liên Xô và Cộng hòa Czech, khoảng 1.600 chiếc. Trong số đó, có thể có khoảng vài trăm xe được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA đối phó với đạn chống tăng RPG, pháo nòng trơn 125mm. Tuy nhiên, cũng có không ít xe tăng T-72 của Syria không có giáp ERA vì vậy rất dễ bị tổn thương trước vũ khí chống tăng của quân nổi dậy (chủ yếu là RPG).
Quân đội Syria còn có khoảng 1.000 xe tăng T-62M/K được nâng cấp trang bị giáp ERA và pháo nòng trơn 125mm.
Pháo binh Syria hiện có trong trang bị những khẩu pháo phản lực tự hành uy lực lớn BM-27 Uragan do Liên Xô sản xuất. Loại pháo này lắp giàn phóng 17 ống cỡ 220mm có thể bắn xa 35km. Ảnh minh họa
Nước này còn có cơ số không xác định pháo phản lực cỡ nòng lớn Fajr-5 cỡ 330mm do Iran chế tạo. Fajr-5 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 333mm, đạn rocket đạt tầm phóng tới 68-75km. Ảnh minh họa
Đặc biệt, Quân đội Syria được cho là sở hữu số lượng nhỏ pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ 240mm bắn xa gần 10km. Loại pháo này từng được sử dụng trong cuộc pháo kích Homs. Theo một số nguồn tin, Syria hiện có 24 xe pháo biên chế trong Sư đoàn Thiết giáp 10 và Sư đoàn đổ bộ đường không đặc biệt số 14. Ảnh minh họa
Nổi bật nhất trong kho vũ khí chống tăng của Syria là tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Kornet và 9K115-2 Metis-M. Trong đó loại Metis-M đạt tầm bắn xa 2km, dùng phương thức dẫn đường bán tự động, đạn tên lửa có thể công phá xe bọc giáp ERA. Tuy nhiên, Quân đội Syria đã để mất không ít loại tên lửa này vào tay quân nổi dậy và hậu quả là nhiều xe tăng T-72 đã “tan xác” vì loại vũ khí nguy hiểm này. Ảnh minh họa
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet đạt tầm bắn xa đến 5,5km, dùng phương thức dẫn đường lade bán tự động. Syria được cho là trang bị 50 bệ phóng Kornet E với khoảng 1.000 đạn tên lửa. Ảnh minh họa Quân đội Syria cũng có trong trang bị những khẩu súng chống tăng uy lực nhất thế giới hiện nay, RPG-29 có thể xuyên thủng giáp mọi loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới. Ảnh minh họa
Lục quân Syria còn có trong tay một số loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mà Mỹ, phương Tây mà đặc biệt là các đồng minh Mỹ xung quanh Syria phải dè chừng. Đầu tiên phải kể đến là tên lửa đạn đạo R-17 (NATO định danh là Scud). Loại tên lửa này có tầm bắn tới gần 300km, hữu hiệu khi dùng để tấn công thành phố đông dân, sân bay, kho tàng, bến bãi. Ảnh minh họa
Syria được cho là sở hữu khoảng 600 quả đạn tên lửa chiến thuật Fateh-110 hợp tác sản xuất với Iran. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 200km, lắp đầu đạn nặng khoảng 650kg. Quan chức Mỹ tin rằng chính phủ Syria đã bắn ít nhất 2 quả Fateh vào lực lượng nổi dậy trong tháng 12/2012. Ảnh minh họa
Lực lượng phòng không Syria được đánh giá là hùng mạnh bậc nhất khu vực Trung Đông với nhiều “hàng khủng”. Ở lưới phòng không tầm trung, Syria hiện sở hữu số lượng không nhỏ hệ thống tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) có thể diệt mục tiêu ở cự ly 24km, độ cao từ 100m tới 14km. Ảnh minh họa Hiện đại hơn 2K12 trong lưới phòng không tầm trung là 9K317E Buk M2E có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km. “Khủng” nhất trong lưới phòng không tầm cao của Syria là tên lửa S-200 Angara có tầm bắn tới 160km hoặc 250km tùy biến thể, độ cao có thể lên đến 20-40km. Syria hiện có khoảng 5 tiểu đoàn nhưng không rõ còn bao nhiêu đơn vị chiến đấu tốt sau những tổn hại của cuộc nội chiến. Trong ảnh là căn cứ S-200 bị phá hỏng bởi lực lượng nổi dậy.
Lưới lửa phòng không tầm thấp của Syria khá lớn gồm cả pháo tự hành 23mm và pháo kéo đủ kích cỡ, nhưng tốt nhất trong số đó là 48 tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Đây là loại vũ khí được đánh giá có khả năng đánh chặn tên lửa Tomahawk, tuy nhiên vấn đề còn lại là cách sử dụng của người Syria như thế nào mới là quan trọng.
Trong kho tên lửa vác vai, loại hiện đại nhất là 9K338 Igla-S có thể diệt mục tiêu ở cự ly 6km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng kháng nhiễu cao. Ảnh minh họa
Những chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất trong kho vũ khí Syria gồm các dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23, MiG-25, MiG-29 và cường kích Su-24. Trong đó, loại MiG-23 có khoảng 60-80 chiếc còn hoạt động gồm cả biến thể tiêm kích MiG-23MS/MF/ML/MLD và cường kích MiG-23BN. Đặc biệt, biến thể MiG-23MLD của Syria đã có khả năng mang tên lửa không đối không hiện đại R-73. Ảnh minh họa
Syria cũng có trong biên chế khoảng 30 chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, MiG-25PD đạt tốc độ tới Mach 3,2 (tức 3.470km/h), tuy nhiên nó lại chỉ mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-60 với tính năng hạn chế. Ảnh minh họa
“Khủng” nhất trong lực lượng tiêm kích đánh chặn của Syria là khoảng 40 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-29A có khả năng mang tên lửa đối không tầm trung R-27. Syria đã có kế hoạch nâng cấp MiG-29 lên chuẩn MiG-29M2 hoặc SMT hiện đại hơn nhưng điều này chưa thể thực hiện và khó có thể thực hiện nếu Mỹ tấn công nước này. Ảnh minh họa
Những máy bay cường kích tốt nhất của Không quân Syria là 20 chiếc cánh cụp cánh xòe Su-24MK có thể mang tới 8 tấn vũ khí có điều khiển gồm cả bom và tên lửa. Ảnh minh họa
Lực lượng trực thăng chiến đấu của Không quân Syria hiện có chừng 30 chiếc Mi-25 có khả năng chống tăng – thiết giáp mạnh mẽ. Nhưng hiện số lượng này có lẽ bị hao hụt ít nhiều trong cuộc nội chiến.
Hải quân Syria được đánh giá nhỏ yếu ở Trung Đông, trang bị tàu chiến đấu nghèo nàn. Tuy nhiên, lực lượng phòng thủ bờ biển lại khá mạnh với 2 tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut và K-300P Bastion P. Trong ảnh là hệ thống 4K44 Redut của Syria phóng đạn tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-35 có tầm bắn tới 450km, lắp đầu đạn nặng 1 tấn đủ sức đánh chìm tàu sân bay.
Tuy Redut có tầm bắn xa hơn, nhưng loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Syria phải là K-300P Bastion P trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont có tầm bắn 300km.
Hiện nay trong biên chế của Quân đội Syria có khoảng 5.000 xe tăng các loại, trong đó hiện đại nhất, mạnh nhất là các mẫu xe tăng T-72/72M được nhập khẩu từ Liên Xô và Cộng hòa Czech, khoảng 1.600 chiếc. Trong số đó, có thể có khoảng vài trăm xe được trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ ERA đối phó với đạn chống tăng RPG, pháo nòng trơn 125mm.
Tuy nhiên, cũng có không ít xe tăng T-72 của Syria không có giáp ERA vì vậy rất dễ bị tổn thương trước vũ khí chống tăng của quân nổi dậy (chủ yếu là RPG).
Quân đội Syria còn có khoảng 1.000 xe tăng T-62M/K được nâng cấp trang bị giáp ERA và pháo nòng trơn 125mm.
Pháo binh Syria hiện có trong trang bị những khẩu pháo phản lực tự hành uy lực lớn BM-27 Uragan do Liên Xô sản xuất. Loại pháo này lắp giàn phóng 17 ống cỡ 220mm có thể bắn xa 35km. Ảnh minh họa
Nước này còn có cơ số không xác định pháo phản lực cỡ nòng lớn Fajr-5 cỡ 330mm do Iran chế tạo. Fajr-5 trang bị giàn phóng 4 nòng cỡ 333mm, đạn rocket đạt tầm phóng tới 68-75km. Ảnh minh họa
Đặc biệt, Quân đội Syria được cho là sở hữu số lượng nhỏ pháo cối tự hành 2S4 Tyulpan cỡ 240mm bắn xa gần 10km. Loại pháo này từng được sử dụng trong cuộc pháo kích Homs. Theo một số nguồn tin, Syria hiện có 24 xe pháo biên chế trong Sư đoàn Thiết giáp 10 và Sư đoàn đổ bộ đường không đặc biệt số 14. Ảnh minh họa
Nổi bật nhất trong kho vũ khí chống tăng của Syria là tên lửa chống tăng có điều khiển 9M133 Kornet và 9K115-2 Metis-M. Trong đó loại Metis-M đạt tầm bắn xa 2km, dùng phương thức dẫn đường bán tự động, đạn tên lửa có thể công phá xe bọc giáp ERA. Tuy nhiên, Quân đội Syria đã để mất không ít loại tên lửa này vào tay quân nổi dậy và hậu quả là nhiều xe tăng T-72 đã “tan xác” vì loại vũ khí nguy hiểm này. Ảnh minh họa
Tên lửa chống tăng 9M133 Kornet đạt tầm bắn xa đến 5,5km, dùng phương thức dẫn đường lade bán tự động. Syria được cho là trang bị 50 bệ phóng Kornet E với khoảng 1.000 đạn tên lửa. Ảnh minh họa
Quân đội Syria cũng có trong trang bị những khẩu súng chống tăng uy lực nhất thế giới hiện nay, RPG-29 có thể xuyên thủng giáp mọi loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới. Ảnh minh họa
Lục quân Syria còn có trong tay một số loại tên lửa đạn đạo chiến thuật mà Mỹ, phương Tây mà đặc biệt là các đồng minh Mỹ xung quanh Syria phải dè chừng. Đầu tiên phải kể đến là tên lửa đạn đạo R-17 (NATO định danh là Scud). Loại tên lửa này có tầm bắn tới gần 300km, hữu hiệu khi dùng để tấn công thành phố đông dân, sân bay, kho tàng, bến bãi. Ảnh minh họa
Syria được cho là sở hữu khoảng 600 quả đạn tên lửa chiến thuật Fateh-110 hợp tác sản xuất với Iran. Loại tên lửa này có tầm bắn tới 200km, lắp đầu đạn nặng khoảng 650kg. Quan chức Mỹ tin rằng chính phủ Syria đã bắn ít nhất 2 quả Fateh vào lực lượng nổi dậy trong tháng 12/2012. Ảnh minh họa
Lực lượng phòng không Syria được đánh giá là hùng mạnh bậc nhất khu vực Trung Đông với nhiều “hàng khủng”. Ở lưới phòng không tầm trung, Syria hiện sở hữu số lượng không nhỏ hệ thống tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) có thể diệt mục tiêu ở cự ly 24km, độ cao từ 100m tới 14km. Ảnh minh họa
Hiện đại hơn 2K12 trong lưới phòng không tầm trung là 9K317E Buk M2E có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-50km, độ cao từ 25m tới 25km.
“Khủng” nhất trong lưới phòng không tầm cao của Syria là tên lửa S-200 Angara có tầm bắn tới 160km hoặc 250km tùy biến thể, độ cao có thể lên đến 20-40km. Syria hiện có khoảng 5 tiểu đoàn nhưng không rõ còn bao nhiêu đơn vị chiến đấu tốt sau những tổn hại của cuộc nội chiến. Trong ảnh là căn cứ S-200 bị phá hỏng bởi lực lượng nổi dậy.
Lưới lửa phòng không tầm thấp của Syria khá lớn gồm cả pháo tự hành 23mm và pháo kéo đủ kích cỡ, nhưng tốt nhất trong số đó là 48 tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Đây là loại vũ khí được đánh giá có khả năng đánh chặn tên lửa Tomahawk, tuy nhiên vấn đề còn lại là cách sử dụng của người Syria như thế nào mới là quan trọng.
Trong kho tên lửa vác vai, loại hiện đại nhất là 9K338 Igla-S có thể diệt mục tiêu ở cự ly 6km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng kháng nhiễu cao. Ảnh minh họa
Những chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất trong kho vũ khí Syria gồm các dòng tiêm kích đánh chặn MiG-23, MiG-25, MiG-29 và cường kích Su-24. Trong đó, loại MiG-23 có khoảng 60-80 chiếc còn hoạt động gồm cả biến thể tiêm kích MiG-23MS/MF/ML/MLD và cường kích MiG-23BN. Đặc biệt, biến thể MiG-23MLD của Syria đã có khả năng mang tên lửa không đối không hiện đại R-73. Ảnh minh họa
Syria cũng có trong biên chế khoảng 30 chiếc tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới hiện nay, MiG-25PD đạt tốc độ tới Mach 3,2 (tức 3.470km/h), tuy nhiên nó lại chỉ mang được tên lửa đối không tầm ngắn R-60 với tính năng hạn chế. Ảnh minh họa
“Khủng” nhất trong lực lượng tiêm kích đánh chặn của Syria là khoảng 40 chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-29A có khả năng mang tên lửa đối không tầm trung R-27. Syria đã có kế hoạch nâng cấp MiG-29 lên chuẩn MiG-29M2 hoặc SMT hiện đại hơn nhưng điều này chưa thể thực hiện và khó có thể thực hiện nếu Mỹ tấn công nước này. Ảnh minh họa
Những máy bay cường kích tốt nhất của Không quân Syria là 20 chiếc cánh cụp cánh xòe Su-24MK có thể mang tới 8 tấn vũ khí có điều khiển gồm cả bom và tên lửa. Ảnh minh họa
Lực lượng trực thăng chiến đấu của Không quân Syria hiện có chừng 30 chiếc Mi-25 có khả năng chống tăng – thiết giáp mạnh mẽ. Nhưng hiện số lượng này có lẽ bị hao hụt ít nhiều trong cuộc nội chiến.
Hải quân Syria được đánh giá nhỏ yếu ở Trung Đông, trang bị tàu chiến đấu nghèo nàn. Tuy nhiên, lực lượng phòng thủ bờ biển lại khá mạnh với 2 tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut và K-300P Bastion P. Trong ảnh là hệ thống 4K44 Redut của Syria phóng đạn tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-35 có tầm bắn tới 450km, lắp đầu đạn nặng 1 tấn đủ sức đánh chìm tàu sân bay.
Tuy Redut có tầm bắn xa hơn, nhưng loại tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất của Syria phải là K-300P Bastion P trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-800 Yakhont có tầm bắn 300km.