Những sự cố gần đây như cháy động cơ hay thất hẹn với triển lãm hàng không Farnborough càng làm nhiều chuyên gia ngán ngẩm với F-35. Tuy nhiên, việc hủy bỏ chương trình này gần như là điều không thể. F-35 Joint Strike Fighter, được bắt đầu là một chương trình siêu chiến lược đã huy động sự tham gia rầm rộ của nền công nghiệp quốc phòng toàn nước Mỹ cũng như là sự góp sức từ các đồng minh thân cận của Lầu Năm Góc. Điều đó đồng nghĩa với tương lai của chương trình này đã không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ. Họ đang phải cắn răng duy trì “gánh nặng” F-35 để tránh những búa rìu trong quan hệ ngoại giao và nền công nghiệp quốc phòng.
Dù vậy, nếu những vấn đề nghiêm trọng của chương trình không thể được khắc phục thì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tồn vong của lực lượng tiềm kích. Lúc đó, bắt buộc sẽ phải có những giải pháp thay thế cho
F-35.
Dưới đây là 5 giải pháp được tính tới, chúng không loại trừ nhau, ngược lại là bổ sung cho nhau, không một giải pháp nào cho một sự thay thế hoàn toàn:
1. Hồi sinh chương trình F-22 Raptor
|
F-22 tỏ ra "sát thủ" hơn nhiều so với đàn em F-35.
|
Đây hiển nhiên là một giải pháp hàng đầu. Thay vì cố gắng vùng vẫy trong vũng lầy F-35, Mỹ có thể khởi động lại dây chuyền chế tạo
F-22. Vốn kinh nghiệm đầy đủ trong quá trình tạo ra “chim ăn thịt” đảm bảo rằng F-22 có thể đóng vai trò xương sống cho lực lượng chiến đấu cơ hiện tại và cả tương lai.
Mặc dù vậy, việc tái khởi động chương trình F-22 sẽ vô cùng tốn kém và sẽ không giải quyết vấn đề tiềm kích cho lực lượng thủy quân lục chiến và hải quân, vốn dự định được đảm nhiệm bởi F-35B và F-35C. Không ai nghĩ tới việc chế tạo thêm F-22 thành ba dòng tương ứng như F-35 đang theo đuổi.
Về mặt lý thuyết, có thể sử dụng kết hợp F-22 cho không quân, F-18 Super Hornet cho hải quân và F-35B cho thủy quân lục chiến. Nhưng F-35B lại là phiên bản lỗi nhất của F-35, chung quy
Lầu Năm Góc vẫn phải đối mặt với một máy bay siêu đắt trong khi khả năng chiến đấu gặp vấn đề.
Hơn nữa, dù được đánh giá là hoàn thiện hơn nhiều so với hậu bối F-35 nhưng F-22 không phải là không có những vấn đề cần xem xét. Không quân Mỹ chưa bao giờ coi đây là một dòng chiến đấu cơ lý tưởng, dù cho chúng đã thể hiện khả năng chiếm ưu thế trên không trong quá khứ.
Ngoài ra, tình trạng thiếu phi công lái “Chim ăn thịt” bị thiếu oxi vấn chưa được khắc phục triệt để. Luật pháp Mỹ cấm xuất khẩu F-22, nghĩa là nó không thể giải quyết được những vấn đề ngoại giao có thể xuất hiện khi chương trình F-35 bị hủy bỏ.
2. Ưu tiên các máy bay không người lái
|
X-47B là một bước tiến quan trọng trong việc tiến tới xây dựng một "đế chế" cho các máy bay không người lái.
|
Những robot giết người? Đó là một câu chuyện tâm điểm trong thập kỷ qua, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy bay không người lái và đạo đức. Mỹ cùng với một số quốc gia sau đó, đã mở rộng việc sử dụng máy bay không người lái nhiều hơn những gì đã được dự kiến từ năm 2000. UAV đã đảm nhiệm được nhiều vai trò của lực lượng không quân truyền thống như trinh sát, hỗ trợ trên không, đánh chặn và tấn công tầm xa.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất thì UAV lại chưa thể vượt qua, đó là khả năng không chiến. Với một cấu hình như hiện tại, UAV quá yếu để đối đầu với những máy bay có người lái.
Ngay cả khi có thể tạo ra những thế hệ máy bay không người lái đủ mạnh thì vẫn có vấn đề phát sinh với chúng. Trừ khi UAV có khả năng chiến đấu độc lập, nếu không nếu không nó sẽ phải được các phi công điều khiển từ xa. Lúc này, mạng dữ liệu liên kết giữa UAV và căn cứ điều khiển nó trở thành một tử huyệt, nó có thể dễ dàng bị đối phương làm nhiễu. UAV sẽ mất liên lạc với phi công của mình, có thể là chỉ sau vài giây và sau đó chúng chỉ có thể chờ đợi cái chết.
Có một sự thực là không mấy người đồng ý với việc trao quyền tự động giết người cho các UAV. Điều này có nghĩa là máy bay không người lái có thể được sử dụng để hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ của không quân nhưng không đồng nghĩa chúng có thể đảm nhiệm hoàn toàn vai trò của một máy bay chiến đấu. Dù sao thì những máy bay không người lái cũng là một phần tương lai của các lực lượng không quân Mỹ.
3. Nâng cấp phi đội chiến đấu hiện tại
|
F/A-18 E/F Super Hornet có khả năng tàng hình nhẹ.
|
Mỹ đang sở hữu một lực lượng hùng hậu các máy bay chiến đấu tiên tiến và một nền công nghiệp quốc phòng có đủ mạnh để nâng cấp cho những máy bay này. Vậy tại sao lại không làm điều này? Su-27 Flanker được coi như mối đe dọa hàng đầu với những máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ, thực chất đó là tập hợp những biến thể hiện đại hóa sâu từ một máy bay của thời chiến tranh Lạnh.
Thực ra, Hải quân Mỹ (USN) và Không quân Mỹ (USAF) cũng áp dụng phương án này ở một mức độ nhất định. F-16 Viper hiện đại được phát triển dựa trên mẫu F-16A nguyên bản. Boeing cũng đã làm việc trên hai mẫu tiêm kích quen thuộc F-15 và F/A-18 để cho ra những bản hiện đại hóa mang nhiều đặc điểm mới như công nghệ tàng hình và áp dụng công nghệ tiên tiến.
Nhằm theo đuổi một hợp đồng với Hàn Quốc, Boeing đang phát triển F-15 Silent Eagle, phiên bản mới nhất của tiêm kích hạng nặng nổi tiếng F-15, có khả năng tàng hình nhẹ. Hoặc như F/A-18 Super Hornet đang được nghiên cứu trang bị các thùng nhiên nhiên liệu phụ góc cạnh, một thiết kế hướng tới khả năng tàng hình và nâng cao sức chứa nhiên liệu. Các phiên bản nâng cấp của F-16 vẫn đang được tiếp tục sản xuất.
Các dự án hiện đại hóa như Silent Eagle hay Super Hornet vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng có thể khẳng định rằng, chúng sẽ còn phải đi một chặng đường dài nếu muốn khỏa lấp khoảng trống của chương trình F-35 để lại trong lúc chờ các máy bay thế hệ thứ 6 được phát triển. Một vấn đề khi tiến hành nâng cấp máy bay là khung thân của chúng có thời gian sử dụng lâu, điều đó sẽ tạo ra sự nguy hiểm và tốn kém trong bảo dưỡng. Đây là lý do để duy trì dây chuyền sản xuất tạo ra các khung thân máy bay mới.
4. Đặt cược vào thế hệ thứ 6
|
Máy bay chiến đấu thế hệ 6 là một canh bạc khổng lồ.
|
Một phương án nữa là hủy bỏ hoàn toàn chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 5 hiện có (trừ các máy bay F-22 và F-35 đã sản xuất) để dồn toàn lực vào phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6. Đó là những chiến đấu cơ có khả năng tàng hình, bay hành trình siêu âm, có khả năng liên kết mạng lưới, không cánh đuôi, trang bị vũ khí laser và không người lái. Các nước như Nhật, Nga, Ấn Độ và Pháp cũng đã xem xét một phương án như vậy. Trong thời gian chờ đợi đó, những phi đội có nền tảng công nghệ từ thời chiến tranh Lạnh sẽ được sử dụng.
Chắc chắn, phương án này sẽ tạo ra một khoảng trống tạm thời cho sức mạnh của Mỹ. Nhưng nó sẽ tránh cho Không quân và Hải quân Mỹ phải tiếp nhận một số lượng lớn các máy bay F-35, vốn đang là gánh nặng cả về mặt kỹ thuật lẫn tài chính. Tất nhiên, phương án này mặc định rằng chương trình máy bay thế hệ 6 sẽ gặp ít rủi ro hơn việc tiếp tục phát triển máy bay thế hệ thứ 5. Phương án này là một canh bạc khổng lồ vì việc bỏ qua chương trình máy bay thế hệ 5 chưa hoàn thiện để đi lên thế hệ thứ 6 sẽ là một thách thức vô cùng lớn về mặt công nghệ kỹ thuật cho bất kỳ một tập đoàn quốc phòng nào. Và chắc chắn rằng, đây sẽ là chương trình vô cùng đắt đỏ.
5. Tìm sự thay thế từ châu Âu
|
Các chiến đấu cơ châu Âu là một phương án không tồi.
|
Đây có thể là việc ngoài sức tưởng tượng, nhưng về mặt lý thuyết, Mỹ có thể sử dụng các máy bay Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon, hoặc Saab Gripen như một giải pháp. Ngoài Hawker Siddely Harrier, Mỹ đã không phải mua bất kỳ một loại chiến đấu cơ nước ngoài nào với số lượng lớn kể từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất. B-57 Canberra là một trường hợp hiếm hoi được sản xuất theo giấy phép của Anh.
Để phương án này trở thành hiện thực, cần những đàm phán để lấy được giấy phép sản xuất và lắp ráp máy bay tại Mỹ. Washington, tấn nhiên sẽ chẳng vui vẻ gì nếu phải làm việc này, đó là sự xúc phạm ít nhiều đến niềm kiêu hãnh của nền công nghiệp quốc phòng số 1 thế giới.
So với các máy bay cùng thế hệ của Mỹ, các chiến đấu cơ châu Âu ra đời muộn hơn đến cả thập kỷ, điều đó đồng nghĩa chúng có một nền tảng dựa trên công nghệ hiện đại hơn, có tiềm năng nâng cấp đáng kể. Đó cũng là những máy bay có giá cả hợp lý (so với máy bay Mỹ) và khả năng chiến đấu đáng tin cậy.
Mỹ cũng có thể nghĩ đến những chương trình máy bay thế hệ thứ 4++ và 5 mà Hàn Quốc và Nhật Bản đang theo đuổi. Triển vọng xuất khẩu được một số lượng lớn máy bay ra nước ngoài có thể kích thích sự đầu tư của hai nước này vào các chương trình.