Tiêm kích F-15 do hãng McDonnell Douglas thiết kế, được giới thiệu lần đầu năm 1967, sử dụng cho vai trò chủ yếu chiếm ưu thế trên không.Tổng cộng có 1.200 chiếc F-15 Eagle cũng như các biến thể trang bị trong không quân Mỹ, Arab Saudi, Israel, Nhật Bản và một số nước khác.Tuy đây không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng nó được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới. Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên. F-15 có thể lên tới trần bay 10.000m trong khoảng 60 giây.F-15 có chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.F-15 được trang bị một hệ thống điện tử đa năng gồm radar điều khiển hỏa lực tầm xa, màn hình HUD, hệ thống dẫn đường, hệ thống chế áp điện tử.
Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được thông qua một máy kết hợp. Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên đã chứng minh thành tích vượt trội của loại máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Nó đã bắn hạ được 36 trong tổng số 39 chiếc máy bay của Iraq bị bắn rơi.Không quân Iraq sử dụng những chiếc MiG-25 (của Nga) tuy có tốc độ cực cao nhưng cơ động kém hơn.Ngoài nhiệm vụ không chiến, các biến thể F-15E đảm nhiệm thêm vai trò không kích mục tiêu mặt đất.
Các phi công F-15 thậm chí còn bắn rơi trực thăng Iraq bằng...bom.Trong suốt các cuộc chiến, F-15 đã tham gia 104 trận không chiến, một nửa trong số đó của phi công Israel.Ngoài vũ khí tên lửa và bom, F-15 còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm dùng cho không chiến tầm gần.F-15 có khả năng mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.Sau những thành công lớn trong chiến đấu, Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 làm "bệ phóng" cho tên lửa chống vệ tinh ASM-135.Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Mỹ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa chống vệ tinh có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.Chương trình dùng F-15 phóng tên lửa chống vệ tinh đã thành công ít nhất một lần nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ.
Trong tương lai, F-15 sẽ sớm được thay thế bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn trong Không quân Mỹ.
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Ba chiến đấu cơ chủ lực của quân đội Nhật
Hàn Quốc mua 8 trực thăng của Italy
Lộ thông số tàu đổ bộ lớn nhất Trung Quốc
TIN LIÊN QUAN
Nhật điều F-15 chặn máy bay quân sự Trung Quốc
Cưỡi tiêm kích F-15D ở tuổi 89
Video: Tiếp nhiên liệu trên không cho F-15 Eagle
Tiêm kích F-15 do hãng McDonnell Douglas thiết kế, được giới thiệu lần đầu năm 1967, sử dụng cho vai trò chủ yếu chiếm ưu thế trên không.
Tổng cộng có 1.200 chiếc F-15 Eagle cũng như các biến thể trang bị trong không quân Mỹ, Arab Saudi, Israel, Nhật Bản và một số nước khác.
Tuy đây không phải kiểu máy bay tiêm kích có tốc độ bay nhanh nhất nhưng nó được đánh giá là một trong những máy bay có khả năng cơ động tốt nhất thế giới.
Lực đẩy từ hai động cơ lớn hơn trọng lượng của máy bay nên cho phép nó tăng tốc trong khi đang bay dốc đứng lên.
F-15 có thể lên tới trần bay 10.000m trong khoảng 60 giây.
F-15 có chất tải cánh (tỷ lệ trọng lượng trên diện tích cánh nhỏ) nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn cho phép nó quay vòng hẹp mà không mất tốc độ.
F-15 được trang bị một hệ thống điện tử đa năng gồm radar điều khiển hỏa lực tầm xa, màn hình HUD, hệ thống dẫn đường, hệ thống chế áp điện tử.
Hệ thống hiển thị mũ bay cung cấp tất cả các thông tin bay quan trọng do các hệ thống điện tử thu thập được thông qua một máy kết hợp.
Không quân Mỹ trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên đã chứng minh thành tích vượt trội của loại máy bay tiêm kích F-15 Eagle. Nó đã bắn hạ được 36 trong tổng số 39 chiếc máy bay của Iraq bị bắn rơi.
Không quân Iraq sử dụng những chiếc MiG-25 (của Nga) tuy có tốc độ cực cao nhưng cơ động kém hơn.
Ngoài nhiệm vụ không chiến, các biến thể F-15E đảm nhiệm thêm vai trò không kích mục tiêu mặt đất.
Các phi công F-15 thậm chí còn bắn rơi trực thăng Iraq bằng...bom.
Trong suốt các cuộc chiến, F-15 đã tham gia 104 trận không chiến, một nửa trong số đó của phi công Israel.
Ngoài vũ khí tên lửa và bom, F-15 còn trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm dùng cho không chiến tầm gần.
F-15 có khả năng mang tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tầm trung AIM-7 và tầm xa AIM-120.
Sau những thành công lớn trong chiến đấu, Không quân Mỹ đã sử dụng F-15 làm "bệ phóng" cho tên lửa chống vệ tinh ASM-135.
Liên Xô có thể xác định một vụ phóng tên lửa của Mỹ khi mất một vệ tinh do thám, nhưng một chiếc F-15 mang theo một tên lửa chống vệ tinh có thể lẫn mất trong hàng trăm những cuộc xuất kích khác của F-15.
Chương trình dùng F-15 phóng tên lửa chống vệ tinh đã thành công ít nhất một lần nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ.
Trong tương lai, F-15 sẽ sớm được thay thế bằng những chiến đấu cơ tiên tiến hơn trong Không quân Mỹ.
ĐANG ĐỌC NHIỀU