Bom chùm Liên Xô: Cơn ác mộng với bất kỳ kẻ thù nào

Google News

(Kiến Thức) - Bom chùm RPK-250 của Liên Xô có thể mang theo 150 quả bom con cho phạm vi tấn công hiệu quả lên đến 4.800 mét vuông.

Khi các máy ném bom đầu tiên trong lịch sử nhân loại được sử dụng trong chiến tranh, các phi công phải thả bom bằng chính đôi tay của mình. Và từ đó cho tới nay các dòng máy bay ném bom đã có rất nhiều sự thay đổi đi cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt loại bom mới trong đó có cả bom chùm. Và dưới đây là một cái nhìn gần hơn về sự phát triển của loại bom vốn bị cấm sử dụng này.
Để có thể tiêu các mục tiêu mặt đất từ một máy bay ném bom là nhiệm vụ không hề dễ dàng nhất là khi khu vực tấn công có diện tích quá rộng. Cho nến, để có thể gây thiệt hại lớn nhất cho đối phương bằng một đợt tấn công duy nhất thì bom chùm là lựa chọn hiệu quả nhất.
Bom chum Lien Xo: Con ac mong voi bat ky ke thu nao
 Bom bướm AB-23 SD-2 được Không quân Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II.
Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng bom chùm trong Chiến tranh Thế giới thứ II nhằm tiêu hao nhân lực địch trên diện rộng không chỉ trên chiến trường mà còn cả các vùng hậu cứ nằm sâu bên trong lãnh thổ của các nước thuộc phe Đồng minh. AB-23 SD-2 và AB-250 là hai mẫu bom chùm đầu tiên được Không quân Đức sử dụng, nó còn có cái tên khác là bom bướm, vì sau khi tách ra khỏi bom mẹ những quả bom com có hình dáng và hoạt động như loài bướm.
Một quả bom AB-250 có thể mang theo tới 180 quả bom con. Đây là thế hệ bom chùm đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh và chúng đã chứng minh được khả năng gây thương vong lớn cho sinh lực địch trong suốt thời gian được Không quân Đức sử dụng.
Quân đội Liên Xô khi đó cũng sử dụng các loại bom cỡ nhỏ để chống lại Quân Đức và một trong số đó là PTAB. Tuy nhiên, nó không phải là bom chùm mà đúng hơn là dạng bom con, chứa 1-2kg thuốc nổ cho phép máy bay cường kích mang được số lượng rất lớn.
PTAB thường được thả từ các máy bay tấn công mặt đất IL-2 của Liên Xô lúc đó, mỗi chiếc có thể chở theo tới 192 quả PTAB.
Bom chum Lien Xo: Con ac mong voi bat ky ke thu nao-Hinh-2
 Bom chùm RBK-250 của Liên Xô với 150 quả bom con bên trong.
Trong giai đoạn căng thẳng nhất ở Mặt trận phía đông điển hình như trận Kursk, những chiếc IL-2 của Liên Xô thậm chí còn mang nhiều hơn số lượng bom PTAB cho phép. Theo một số ghi chép cho biết, trong một đợt xuất kích của IL-2 nó có thể mang theo tới 300 quả PTAB nhằm tiêu diệt các xe tăng của Quân Đức đang tràn ngập trận địa Liên Xô khi đó.
Từ những năm 1970, Liên Xô bắt đầu sử dụng mẫu bom chùm RBK-250 AO-1 có thể được triển khai từ những chiếc tiêm kích bom Su-22 hoặc cả trực thăng tấn công Mi-24. Mỗi quả RBK-250 AO-1 mang theo 150 bom con với phạm vi tấn công hiệu quả lên đến 4.800 mét vuông.
Những quả bom này được Liên Xô sử dụng khá hiệu quả trong Chiến tranh Afghanistan và Chechnya. Một phi đội máy bay ném bom của Liên Xô với bom chùm RBK-250 có thể thay đổi hoàn toàn “phong cảnh” một ngọn núi ở Afghanistan trước khi các tay súng phiến quân kịp nhận ra điều gì đang xảy ra.
Bom chum Lien Xo: Con ac mong voi bat ky ke thu nao-Hinh-3
 Bom chống tăng SPBE-D thường được triển khai trong bom chùm RBK-500.
Bắt đầu từ những năm 1990, Quân đội Nga đưa vào trang bị những mẫu bom chùm RBK-500 và PBK-500 với hệ thống khóa mục tiêu đặc biệt. Theo đó khi mục tiêu được xác định mỗi quả bom con sẽ tự tăng tốc độ rơi của mình lên đến 2.000m/s nhằm tăng sức công phá và chúng được dẫn đường hoàn toàn tự động.
Các chuyên gia quân sự nhận định, khi bị RBK-500 hay PBK-500 khóa mục tiêu cho dù mục tiêu là xe tăng, xe bọc thép hay bất kỳ phương tiện cơ giới nào khác chúng hầu như không có cơ hội sống sót trước hai loại bom chùm này.
Trà Khánh

Bình luận(0)