Trong cuộc xâm lược phi nghĩa Việt Nam, người Mỹ đã ném xuống đất nước hình chữ “S” tổng cộng 7,85 triệu tấn bom, gấp gần 3 lần tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tính bình quân mỗi người dân Việt Nam phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom đạn Mỹ. Nguồn ảnh WikiKhông dừng lại ở đó, trong số hàng triệu tấn bom được thả xuống Việt Nam, có tới hàng vạn quả vẫn chưa nổ và tiếp tục gây nguy hại tới nhân dân Việt Nam từ năm 1975 tới tận hôm nay. Theo Ban Chỉ đạo 504, tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hiện vẫn còn 6,6 triệu ha bị ô nhiễm bom mìn với khoảng 800.000 tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Đến nay, có khoảng 100.000 nạn nhân bom mìn, trong đó có 40.000 người chết, hơn 60.000 người bị thương. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng trăm tỷ đồng cho việc rà phá bom mìn, cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân... Ảnh: Máy bay ném bom F-105D thả bom không kích miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh WikiVậy lý do tại sao các loại bom này không nổ ngay khi thời điểm được ném xuống đất mà nằm âm ỉ trong lòng đất để rồi bất chợt một thời điểm nào giữa đất nước thanh bình này phát nổ cướp đi sinh mạng người dân. Tài liệu của Trung tâm xử lý bom mìn Bộ tư lệnh Công binh (BOMICEN) sẽ cho chúng ta biết điều này. Nguồn ảnh WikiTrong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sử dụng hàng chục loại bom khác nhau với đặc tính khác nhau. Những lỗi kỹ thuật do phi công thả không đúng cách đã khiến nhiều loại bom nổ ngay bị biến sang kiểu bom nổ chậm hàng chục năm. Ví dụ, với bom phá, bom xuyên nổ ngay lắp ngòi cơ hộc, nếu máy bay bay không đúng độ cao, bị pháo cao xạ và tên lửa phòng không đánh mạnh phải cơ động luồn lách để tránh thì khi ném bom có thể gây ra bom tịt không nổ. Nguồn ảnh WikiHoặc do máy bay Mỹ bay quá thấp chưa đủ độ cao cho ngòi nổ của bom chuyển động vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và gây nổ hoặc bom bị ném ở góc hẹp gây hiện tượng “thia lia”, bom chui xuống đất rồi lại vòng lên trên mà vẫn chưa nổ. Nguồn ảnh: peteralanlloydVới bom nổ chậm cơ học, hóa học: Khi ném xuống nằm trong đất đến hết thời gian giữ chậm rồi nhưng do kẹt đầu nổ không gây nổ được cũng trở thành bom tịt. Ảnh trẻ em Lào chơi cạnh những quả bom Mỹ thả xuống trong chiến tranh. Nguồn: peteralanlloydVới bom nổ chậm điện tử như các loại bom từ trường: Khi ném xuống do va chạm vào đá làm hư hỏng đầu nổ, do nguồn năng lượng hư hỏng, hết hiệu lực…cũng khiến bom không nổ và nằm im.Các loại bom chùm (bom bi: quả dứa, quả ối, bom cam) khi thả xuống chưa đủ độ cao rơi nên kẹt ngòi nổ, không nổ ngay được biến thành vật chờ nổ nguy hiểm, giống như tác dụng của quả mìn, chỉ cần có tác động làm thay đổi vị trí đang nằm, tạo cho ngòi nổ tiếp tục hoạt động là có thể nổ. Nguồn ảnh: peteralanlloydNgoài ra còn có trường hợp đó là những quả bom thừa thãi. Nghĩa là máy bay địch khi bay vào đánh phá mục tiêu của ta, bị phòng không của ta đánh trả quyết liệt, không ném bom được vào mục tiêu đã định mà phải ném bừa xuống một khu vực trên đường bay về để bảo đảm khi máy bay hạ cánh không còn bom. Những cuộc ném bom bất đắc dĩ này thường chẳng cần đánh đúng kỹ thuật nên đa số không nổ, trở thành bom tịt, là vật nổ sau này ta phải xử lý.Các công nhân phản chiến trong chiến tranh cũng góp phần tạo nên một bộ phận bom không nổ, bom tịt xuất phát từ ý đồ tốt đẹp của họ. Theo đó, ở các công xưởng chế tạo bom, các công nhân có thể đã cố ý lắp sai sót kỹ thuật khiến bom không thể nổ khi rơi xuống đất.Những lý do trên đã khiến đất nước Việt Nam tới nay vẫn còn hàng vạn trái bom rải khắp đất nước, từ Nam ra Bắc. Nguồn ảnh: QĐNDChỉ cần một tác động nhỏ cố ý (cưa bom lấy thuốc nổ, sắt thép) hoặc vô ý (cuốc phải bom trong khi canh tác nông nghiệp) đều có thể khiến những quả bom tịt được kích hoạt trở lại gây ra hậu quả thương tâm.
Trong cuộc xâm lược phi nghĩa Việt Nam, người Mỹ đã ném xuống đất nước hình chữ “S” tổng cộng 7,85 triệu tấn bom, gấp gần 3 lần tổng số bom sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tính bình quân mỗi người dân Việt Nam phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom đạn Mỹ. Nguồn ảnh Wiki
Không dừng lại ở đó, trong số hàng triệu tấn bom được thả xuống Việt Nam, có tới hàng vạn quả vẫn chưa nổ và tiếp tục gây nguy hại tới nhân dân Việt Nam từ năm 1975 tới tận hôm nay. Theo Ban Chỉ đạo 504, tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hiện vẫn còn 6,6 triệu ha bị ô nhiễm bom mìn với khoảng 800.000 tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Đến nay, có khoảng 100.000 nạn nhân bom mìn, trong đó có 40.000 người chết, hơn 60.000 người bị thương. Mỗi năm Chính phủ phải chi hàng trăm tỷ đồng cho việc rà phá bom mìn, cấp cứu và hỗ trợ nạn nhân... Ảnh: Máy bay ném bom F-105D thả bom không kích miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh Wiki
Vậy lý do tại sao các loại bom này không nổ ngay khi thời điểm được ném xuống đất mà nằm âm ỉ trong lòng đất để rồi bất chợt một thời điểm nào giữa đất nước thanh bình này phát nổ cướp đi sinh mạng người dân. Tài liệu của Trung tâm xử lý bom mìn Bộ tư lệnh Công binh (BOMICEN) sẽ cho chúng ta biết điều này. Nguồn ảnh Wiki
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ sử dụng hàng chục loại bom khác nhau với đặc tính khác nhau. Những lỗi kỹ thuật do phi công thả không đúng cách đã khiến nhiều loại bom nổ ngay bị biến sang kiểu bom nổ chậm hàng chục năm. Ví dụ, với bom phá, bom xuyên nổ ngay lắp ngòi cơ hộc, nếu máy bay bay không đúng độ cao, bị pháo cao xạ và tên lửa phòng không đánh mạnh phải cơ động luồn lách để tránh thì khi ném bom có thể gây ra bom tịt không nổ. Nguồn ảnh Wiki
Hoặc do máy bay Mỹ bay quá thấp chưa đủ độ cao cho ngòi nổ của bom chuyển động vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và gây nổ hoặc bom bị ném ở góc hẹp gây hiện tượng “thia lia”, bom chui xuống đất rồi lại vòng lên trên mà vẫn chưa nổ. Nguồn ảnh: peteralanlloyd
Với bom nổ chậm cơ học, hóa học: Khi ném xuống nằm trong đất đến hết thời gian giữ chậm rồi nhưng do kẹt đầu nổ không gây nổ được cũng trở thành bom tịt. Ảnh trẻ em Lào chơi cạnh những quả bom Mỹ thả xuống trong chiến tranh. Nguồn: peteralanlloyd
Với bom nổ chậm điện tử như các loại bom từ trường: Khi ném xuống do va chạm vào đá làm hư hỏng đầu nổ, do nguồn năng lượng hư hỏng, hết hiệu lực…cũng khiến bom không nổ và nằm im.
Các loại bom chùm (bom bi: quả dứa, quả ối, bom cam) khi thả xuống chưa đủ độ cao rơi nên kẹt ngòi nổ, không nổ ngay được biến thành vật chờ nổ nguy hiểm, giống như tác dụng của quả mìn, chỉ cần có tác động làm thay đổi vị trí đang nằm, tạo cho ngòi nổ tiếp tục hoạt động là có thể nổ. Nguồn ảnh: peteralanlloyd
Ngoài ra còn có trường hợp đó là những quả bom thừa thãi. Nghĩa là máy bay địch khi bay vào đánh phá mục tiêu của ta, bị phòng không của ta đánh trả quyết liệt, không ném bom được vào mục tiêu đã định mà phải ném bừa xuống một khu vực trên đường bay về để bảo đảm khi máy bay hạ cánh không còn bom. Những cuộc ném bom bất đắc dĩ này thường chẳng cần đánh đúng kỹ thuật nên đa số không nổ, trở thành bom tịt, là vật nổ sau này ta phải xử lý.
Các công nhân phản chiến trong chiến tranh cũng góp phần tạo nên một bộ phận bom không nổ, bom tịt xuất phát từ ý đồ tốt đẹp của họ. Theo đó, ở các công xưởng chế tạo bom, các công nhân có thể đã cố ý lắp sai sót kỹ thuật khiến bom không thể nổ khi rơi xuống đất.
Những lý do trên đã khiến đất nước Việt Nam tới nay vẫn còn hàng vạn trái bom rải khắp đất nước, từ Nam ra Bắc. Nguồn ảnh: QĐND
Chỉ cần một tác động nhỏ cố ý (cưa bom lấy thuốc nổ, sắt thép) hoặc vô ý (cuốc phải bom trong khi canh tác nông nghiệp) đều có thể khiến những quả bom tịt được kích hoạt trở lại gây ra hậu quả thương tâm.