Chiến tranh Lạnh luôn là nơi các nhà thiết kế vũ khí thể hiện óc sáng tạo của mình và trong trường hợp này là với mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa Handley Page Victor (HP.80 Victor) - một trong bộ ba thần chết của Không quân Anh trong suốt Chiến tranh Lạnh.Cũng giống như nhiều mẫu máy bay ném bom vào thời điểm đó, HP.80 Victor được Không quân Anh phát triển nhằm tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược.Điều làm nên tên tuổi của HP.80 Victor không phải bởi sức mạnh của nó mà chính bởi thiết kế độc nhất vô nhị của mẫu máy bay này. Chịu trách nhiệm phát triển HP.80 Victor là hãng Handley Page - một trong những công ty chế tạo máy bay đi tiên phong trong việc sản xuất máy bay ném bom ở Anh từ Chiến tranh Thế giới thứ I.Một trong những điểm nổi bật của HP.80 Victor là thiết kế cánh cánh cụp hình lưỡi liềm của nó do Godfrey Lee thiết kế. Về cơ bản kiểu cánh này giúp giảm đáng kể lực cản lên hai cánh chính của HP.80 Victor cho phép nó đạt tốc độ bay lớn hơn.Tuy nhiên chính vì thiết kế này mà cụm hệ thộng động cơ của HP.80 Victor được bố trí sát phần thân máy bay với cửa hút không khí vô cùng quái dị.Phần mũi của HP.80 Victor cũng có hình dáng khá đặc biệt khiến nó giống như một phi thuyền không gian hơn là một máy bay ném bom chiến lược với cửa sổ buồng lái là những ô nhỏ. Thiết kế này cũng khiến không gian bên trong khoang lái của HP.80 Victor bị thu hẹp, hệ thống radar của máy bay được đặt phía dưới khoang lái nằm cạnh hệ thống bánh đáp phía trước.Về hệ thống vũ khí, một chiếc HP.80 Victor có thể mang theo gần 16 tấn bom các loại kể cả bom nguyên tử Yellow Sun do Anh chế tạo vốn có trọng lượng gần 3.3 tấn.HP.80 Victor cũng là một trong những máy bay ném bom chiến lược đầu tiên trên thế giới được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không, bên cạnh đó nó cũng có thể tiếp nhiên liệu ngược lại cho các máy bay khác.Dù có thiết kế phá cách, nhưng để vận hành HP.80 Victor vẫn phải cần tới phi hành đoàn gồm 5 người với 2 phi công, một hoa tiêu, một sĩ quan tác chiến điện tử và một sĩ quan radar. Và chỉ có duy nhất vị trí của phi công mới được trang bị ghế phóng khẩn cấp còn khoang còn lại chỉ được trang bị hệ thống phòng vệ tạm thời khi máy bay gặp sự cố. Trong ảnh là bên trong buồng lái của HP.80 Victor.Máy bay ném bom HP.80 Victor được trang bị 4 động cơ phản Armstrong Siddeley Sapphire ASSa.7 có công suất 11.050 lb cho mỗi chiếc, giúp nó có thể đạt vận tốc tối đa lên đến hơn 1.000km/h ngang ngửa với pháo đài bay B-52 của Mỹ. Tầm hoạt động của nó là hơn 9.600km với trần bay tối đa là 56.000m. Trong ảnh là một chiếc HP.80 Victor hạ cánh với dù hãm đà.Chỉ có 86 chiếc HP.80 Victor được Không quân Anh đưa vào biên chế, chúng bắt đầu hoạt động từ năm 1958 đến khi nghỉ hưu vào năm 1993. Và giống như nhiều mẫu máy bay quân sự khác của Anh một số ít HP.80 Victor cũng được Không quân Anh lưu giữ lại để phục vụ bay trình diễn. Trong ảnh là bộ ba “thần chết” V Bomer của Không quân Anh trong Chiến tranh Lạnh gồm HP.80 Victor, Avro Vulcan và Vickers Valiant.Cơ bản HP.80 Victor hoàn toàn không nổi trội như các dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên nó lại tạo tiền đề cho sự phát triển của các dòng máy bay ném bom hiện đại sau nay. Trong ảnh là một chiếc HP.80 Victor với mẫu vũ khí hạt nhân có Blue Steel của Không quân Anh.
Chiến tranh Lạnh luôn là nơi các nhà thiết kế vũ khí thể hiện óc sáng tạo của mình và trong trường hợp này là với mẫu máy bay ném bom chiến lược tầm xa Handley Page Victor (HP.80 Victor) - một trong bộ ba thần chết của Không quân Anh trong suốt Chiến tranh Lạnh.
Cũng giống như nhiều mẫu máy bay ném bom vào thời điểm đó, HP.80 Victor được Không quân Anh phát triển nhằm tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân chiến lược.
Điều làm nên tên tuổi của HP.80 Victor không phải bởi sức mạnh của nó mà chính bởi thiết kế độc nhất vô nhị của mẫu máy bay này. Chịu trách nhiệm phát triển HP.80 Victor là hãng Handley Page - một trong những công ty chế tạo máy bay đi tiên phong trong việc sản xuất máy bay ném bom ở Anh từ Chiến tranh Thế giới thứ I.
Một trong những điểm nổi bật của HP.80 Victor là thiết kế cánh cánh cụp hình lưỡi liềm của nó do Godfrey Lee thiết kế. Về cơ bản kiểu cánh này giúp giảm đáng kể lực cản lên hai cánh chính của HP.80 Victor cho phép nó đạt tốc độ bay lớn hơn.
Tuy nhiên chính vì thiết kế này mà cụm hệ thộng động cơ của HP.80 Victor được bố trí sát phần thân máy bay với cửa hút không khí vô cùng quái dị.
Phần mũi của HP.80 Victor cũng có hình dáng khá đặc biệt khiến nó giống như một phi thuyền không gian hơn là một máy bay ném bom chiến lược với cửa sổ buồng lái là những ô nhỏ. Thiết kế này cũng khiến không gian bên trong khoang lái của HP.80 Victor bị thu hẹp, hệ thống radar của máy bay được đặt phía dưới khoang lái nằm cạnh hệ thống bánh đáp phía trước.
Về hệ thống vũ khí, một chiếc HP.80 Victor có thể mang theo gần 16 tấn bom các loại kể cả bom nguyên tử Yellow Sun do Anh chế tạo vốn có trọng lượng gần 3.3 tấn.
HP.80 Victor cũng là một trong những máy bay ném bom chiến lược đầu tiên trên thế giới được trang bị cần tiếp nhiên liệu trên không, bên cạnh đó nó cũng có thể tiếp nhiên liệu ngược lại cho các máy bay khác.
Dù có thiết kế phá cách, nhưng để vận hành HP.80 Victor vẫn phải cần tới phi hành đoàn gồm 5 người với 2 phi công, một hoa tiêu, một sĩ quan tác chiến điện tử và một sĩ quan radar. Và chỉ có duy nhất vị trí của phi công mới được trang bị ghế phóng khẩn cấp còn khoang còn lại chỉ được trang bị hệ thống phòng vệ tạm thời khi máy bay gặp sự cố. Trong ảnh là bên trong buồng lái của HP.80 Victor.
Máy bay ném bom HP.80 Victor được trang bị 4 động cơ phản Armstrong Siddeley Sapphire ASSa.7 có công suất 11.050 lb cho mỗi chiếc, giúp nó có thể đạt vận tốc tối đa lên đến hơn 1.000km/h ngang ngửa với pháo đài bay B-52 của Mỹ. Tầm hoạt động của nó là hơn 9.600km với trần bay tối đa là 56.000m. Trong ảnh là một chiếc HP.80 Victor hạ cánh với dù hãm đà.
Chỉ có 86 chiếc HP.80 Victor được Không quân Anh đưa vào biên chế, chúng bắt đầu hoạt động từ năm 1958 đến khi nghỉ hưu vào năm 1993. Và giống như nhiều mẫu máy bay quân sự khác của Anh một số ít HP.80 Victor cũng được Không quân Anh lưu giữ lại để phục vụ bay trình diễn. Trong ảnh là bộ ba “thần chết” V Bomer của Không quân Anh trong Chiến tranh Lạnh gồm HP.80 Victor, Avro Vulcan và Vickers Valiant.
Cơ bản HP.80 Victor hoàn toàn không nổi trội như các dòng máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Mỹ hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên nó lại tạo tiền đề cho sự phát triển của các dòng máy bay ném bom hiện đại sau nay. Trong ảnh là một chiếc HP.80 Victor với mẫu vũ khí hạt nhân có Blue Steel của Không quân Anh.