Nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II gần như quay trở vể "con số 0" khi nước này bị ràng buộc bởi các hiệp ước với Mỹ. Tuy nhiên do bối cảnh phức tạp ở Bán đảo Triều Tiên, tình hình thế giới nói chung, Tokyo được phép tái khởi động lại một phần ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. Một trong những lĩnh vực được ưu tiên là phát triển xe tăng chủ lực mới. Đó là cơ sở ra đời của xe tăng Type 61 - mẫu tăng chủ lực đầu tiên của Nhật Bản sau CTTG 2..Giai đoạn đầu sau năm 1945, Lực lượng cảnh sát vũ trang (sau này là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản) chỉ được trang bị các loại xe tăng hạng trung như M4A3E8 Sherman và M24 Chaffee do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên các xe tăng này có kích thước quá lớn so với chiều cao trung bình của người Nhật khi đó và việc điều khiển những chiếc xe tăng này là một vấn đề nan giải.Nhật Bản phát triển xe tăng Type 61 dựa trên ba yêu cầu chính: một là nó phải có kích thước nhỏ gọn để có thể vận chuyển bằng đường biển nhưng vẫn đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả trong phạm vi rộng; hai là trọng lượng của xe tăng không được vượt quá 25 tấn nhưng có lớp giáp bảo vệ đủ mạnh và ba là được trang bị pháo chính 90mm.Tuy nhiên các công ty quốc phòng Nhật Bản chỉ có thể hoàn thành được một nữa các yêu cầu trên khi nguyên mẫu Type 61 đầu tiên có trọng lượng lên tới 35 tấn, trong khi đó giáp chính của nó phía trước chỉ dày 55mm và với tháp pháo là 114mm. Cuối cùng nó được trang bị một pháo chính 90mm do Mỹ sản xuất.Cận cảnh pháo chính 90mm của Type 61, nhìn góc độ này này ta thấy nó gần giống như mẫu xe tăng hạng nặng M48 Patton của Quân đội Mỹ.Về cơ bản Type 61 có thiết kế khá giống các mẫu xe tăng chiến đấu của Quân đội Mỹ lúc đó nhất là khung gầm bánh xích của nó, nhưng chúng được làm lại để phù hợp với binh sĩ Nhật Bản. Điểm sáng duy nhất ở Type 61 là nó được trang bị động cơ diesel do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo là HM21 WT V12 có công suất 570 mã lực.Kíp chiến đấu của Type 61 có 4 người gồm chỉ huy xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Vị trí của lái xe trên được bố trí bên phải phía trước thân xe và lái xe chỉ có thể quan sát ra bên ngoài thông qua hệ thống kính tiềm vọng được đặt trước mặt, trong khi đó vị trí của chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn là trên tháp pháo. Điều này cũng cho thấy kích thước bên trong thân xe khá hạn chế.Tháp pháo chính của Type 61 có thể chứa tối đa 18 viên đạn pháo và số còn lại được đặt ở một số chỗ trống còn lại bên trong thân xe. Bên cạnh đó Type 61 cũng được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến hiện đại vào thời kỳ đó điều mà các mẫu xe tăng của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II không hề có.Trong ảnh là kíp chiến đấu gồm bốn người của một chiếc Type 61 thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.Trong suốt giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975, Nhật Bản sản xuất khoảng 560 chiếc Type 61 và nó được biên chế cho nhiều đơn vị khác nhau thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này hoạt động tại Nhật Bản đến tận năm 2000 mới được phép nghỉ hưu.Trong ảnh là một chiếc Type 61 trong một đợt diễn tập bắn đạn thật gần chân núi Phú Sĩ. Ngoài pháo chính 90mm, Type 61 còn được trang bị một súng máy đồng trục 7.62mm, súng máy phòng không 12.7mm và hệ thống ống phóng lựu đạn khói hai bên tháp pháo.Về cơ bản Type 61 có khá nhiều điểm hạn chế nó hầu như không có khả năng đối đầu với các dòng xe tăng chiến đấu của Liên Xô lúc đó, bên cạnh đó mẫu xe tăng này cũng không được trang bị hệ thống phòng vệ vũ khí hủy diệt hàng loạt hay khả năng lội nước sâu.Một chiếc Type 61 được cải tiến lại dành cho hoạt động dân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II gần như quay trở vể "con số 0" khi nước này bị ràng buộc bởi các hiệp ước với Mỹ. Tuy nhiên do bối cảnh phức tạp ở Bán đảo Triều Tiên, tình hình thế giới nói chung, Tokyo được phép tái khởi động lại một phần ngành công nghiệp quốc phòng của nước này. Một trong những lĩnh vực được ưu tiên là phát triển xe tăng chủ lực mới. Đó là cơ sở ra đời của xe tăng Type 61 - mẫu tăng chủ lực đầu tiên của Nhật Bản sau CTTG 2..
Giai đoạn đầu sau năm 1945, Lực lượng cảnh sát vũ trang (sau này là Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản) chỉ được trang bị các loại xe tăng hạng trung như M4A3E8 Sherman và M24 Chaffee do Mỹ chế tạo. Tuy nhiên các xe tăng này có kích thước quá lớn so với chiều cao trung bình của người Nhật khi đó và việc điều khiển những chiếc xe tăng này là một vấn đề nan giải.
Nhật Bản phát triển xe tăng Type 61 dựa trên ba yêu cầu chính: một là nó phải có kích thước nhỏ gọn để có thể vận chuyển bằng đường biển nhưng vẫn đảm bảo khả năng hoạt động hiệu quả trong phạm vi rộng; hai là trọng lượng của xe tăng không được vượt quá 25 tấn nhưng có lớp giáp bảo vệ đủ mạnh và ba là được trang bị pháo chính 90mm.
Tuy nhiên các công ty quốc phòng Nhật Bản chỉ có thể hoàn thành được một nữa các yêu cầu trên khi nguyên mẫu Type 61 đầu tiên có trọng lượng lên tới 35 tấn, trong khi đó giáp chính của nó phía trước chỉ dày 55mm và với tháp pháo là 114mm. Cuối cùng nó được trang bị một pháo chính 90mm do Mỹ sản xuất.
Cận cảnh pháo chính 90mm của Type 61, nhìn góc độ này này ta thấy nó gần giống như mẫu xe tăng hạng nặng M48 Patton của Quân đội Mỹ.
Về cơ bản Type 61 có thiết kế khá giống các mẫu xe tăng chiến đấu của Quân đội Mỹ lúc đó nhất là khung gầm bánh xích của nó, nhưng chúng được làm lại để phù hợp với binh sĩ Nhật Bản. Điểm sáng duy nhất ở Type 61 là nó được trang bị động cơ diesel do Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi chế tạo là HM21 WT V12 có công suất 570 mã lực.
Kíp chiến đấu của Type 61 có 4 người gồm chỉ huy xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn. Vị trí của lái xe trên được bố trí bên phải phía trước thân xe và lái xe chỉ có thể quan sát ra bên ngoài thông qua hệ thống kính tiềm vọng được đặt trước mặt, trong khi đó vị trí của chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn là trên tháp pháo. Điều này cũng cho thấy kích thước bên trong thân xe khá hạn chế.
Tháp pháo chính của Type 61 có thể chứa tối đa 18 viên đạn pháo và số còn lại được đặt ở một số chỗ trống còn lại bên trong thân xe. Bên cạnh đó Type 61 cũng được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến hiện đại vào thời kỳ đó điều mà các mẫu xe tăng của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II không hề có.
Trong ảnh là kíp chiến đấu gồm bốn người của một chiếc Type 61 thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Trong suốt giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975, Nhật Bản sản xuất khoảng 560 chiếc Type 61 và nó được biên chế cho nhiều đơn vị khác nhau thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Dòng xe tăng chiến đấu chủ lực này hoạt động tại Nhật Bản đến tận năm 2000 mới được phép nghỉ hưu.
Trong ảnh là một chiếc Type 61 trong một đợt diễn tập bắn đạn thật gần chân núi Phú Sĩ. Ngoài pháo chính 90mm, Type 61 còn được trang bị một súng máy đồng trục 7.62mm, súng máy phòng không 12.7mm và hệ thống ống phóng lựu đạn khói hai bên tháp pháo.
Về cơ bản Type 61 có khá nhiều điểm hạn chế nó hầu như không có khả năng đối đầu với các dòng xe tăng chiến đấu của Liên Xô lúc đó, bên cạnh đó mẫu xe tăng này cũng không được trang bị hệ thống phòng vệ vũ khí hủy diệt hàng loạt hay khả năng lội nước sâu.
Một chiếc Type 61 được cải tiến lại dành cho hoạt động dân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.