Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoạt động như thế nào?

Google News

Tên lửa đạn đạo là vũ khí chiến lược của các cường quốc quân sự, nó mang sức mạnh hủy diệt vô cùng lớn, nhất là khi mang đầu đạn hạt nhân.

Video: Hoạt động của tên lửa đạn đạo:
Tên lửa đạn đạo được phát triển đầu tiên ở Đức và được sử dụng trong chiến tranh thế giới 2 với tên V2. Nó có tầm bắn 320km, là tiền thân của tên lửa đạn đạo tầm trung ngày nay.
Hiện nay, tên lửa đạn đạo được chia làm 4 loại, tên lửa đạn đạo chiến thuật (dưới 300km), tên lửa đạn đạo tầm ngắn (dưới 1.000km) và tầm trung (dưới 5.000km), và tên lửa liên lục địa (hơn 5.500km) có tốc độ lớn hơn và tầm bắn xa hơn rất nhiều.
Các loại tên lửa này được phóng đi từ tàu ngầm hoặc căn cứ mặt đất. Về lý thuyết, tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể phóng tới bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. 
Hiện nay, Mỹ, Nga và Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa liên lục địa. Anh và Pháp có các tên lửa tầm trung và chủ yếu được phóng từ tàu ngầm.
Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa tầm trung và đang phát triển tên lửa liên lục địa. Bắc Triều Tiên đang phát triển tên lửa liên lục địa nhưng hai vụ thử tên lửa gần đây năm 1998 và 2005 đều không thực sự thành công.
Theo QPVN

Bình luận(0)