Giá xăng đã về vùng thấp nhất trong 9 năm gần đây. Thế nhưng giá cả hàng hóa nhất là các mặt hàng tiêu dùng vẫn án binh bất động. Những kỳ vọng về việc giảm giá hàng hóa của người dân vẫn chưa thể xảy ra. Điều này khiến dư luận và người tiêu dùng không Những kỳ vọng về việc giảm giá hàng hóa của người dân vẫn chưa thể xảy ra. Điều này khiến dư luận và người tiêu dùng không khỏi quan tâm và đặt câu hỏi về sự chậm trễ này.khỏi quan tâm và đặt câu hỏi về sự chậm trễ này.
Nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng giá hàng hóa khó giảm vì giá cước vận tải chưa chịu giảm, trong khi nhiều tiểu thương cho rằng lượng hàng hóa sau tết thất thường nên giá rất nhiều mặt hàng vẫn ở mức cao.
|
Giá thực phẩm tại các siêu thị không giảm trong thời gian vừa qua. |
Tính từ đầu năm 2016 đến nay, xăng đã có 4 lần giảm liên tiếp, với tổng mức giảm là 2.700 đồng. Hiện mỗi lít xăng A92 chỉ còn hơn 13.700 đồng, tương đương với giá năm 2009. Giá xăng giảm kỷ lục nhưng giá cước vận tải hầu như chưa giảm, một tỷ lệ nhỏ các DN vận tải đã giảm giá thì chỉ ở mức khiêm tốn, chỉ khoảng từ 300 đồng – 500 đồng/km. Động thái chần chừ, thậm chí thờ ơ của một số DN vận tải đang khiến dư luận xã hội vô cùng bức xúc.
|
Giá xăng dầu giảm mạnh. |
Ông Trương Quốc Hùng – Chủ tịch hãng taxi VIC cho hay: “Mỗi lần giảm giá cước, chi phí để phục vụ cho việc đặt lại giá là rất lớn vì phải dừng hoạt động kinh doanh, đăng kiểm, cài đặt lại đồng hồ,…” Trong khi đó, tháng 4/2015, khi giá xăng dầu trong trạng thái tăng nóng, một số đơn vị như Taxi Group, Taxi Mai Linh liên tục điều chỉnh tăng 500 đến 1000đ/km. Vậy nếu nói, điều chỉnh giá cước vận tải là khó khăn chẳng lẽ các DN chỉ sẵn sàng tăng giá.
DN vận tải chậm trễ giảm giá cước, người dân thì bức xúc, còn Hiệp hội vận tải gần như bất lực dù đã yêu cầu họ giảm giá. Câu chuyện giá cước vận tải điều chỉnh phù hợp với giá xăng dầu không đơn giản, nhiều DN vận tải đưa ra nhiều lý lẽ để giữ giá.
|
Giá cước vận tải không giảm |
Ông Vũ Vinh Phú (Nguyên PGĐ sở thương mại Hà Nội) người đã quá hiểu sự tăng giảm của thị trường cho rằng bản thân ông cũng rất mong chờ những điều chỉnh tiếp theo của giá cả hàng hóa nhưng lý do chậm trễ ngành vận tải đưa ra khiến ông cảm thấy khó hiểu. Bởi với những mặt hàng thiết yếu chịu cước vận tải chiếm đến 12% giá thành, thì sự án binh bất động của các DN vận tải đã kéo theo hệ quả siêu thị, chợ, hay cửa hàng bán lẻ giá cả vẫn giữ nguyên.
Mục tiêu DN trong kinh tế thị trường là lợi nhuận. Đối với DN vận tải, chế tài không nghiêm sẽ không buộc được DNtuân thủ. Vì vậy, mới có hiện tượng khi giá xăng tăng, DN vận tải tăng cước nhanh để thu lợi nhuận về. Khi giá giảm DN lợi dụng cơ chế chần chừ vì thủ tục mất hàng tuần để chây ỳ giảm giá.
Sự giảm giá đơn lẻ của xăng như muối bỏ bể và với sự chậm trễ này người tiêu dùng có thể hiểu, giá xăng tăng mọi thứ sẽ nhanh chóng tăng theo. Nhưng giá xăng giảm chưa chắc giá hàng hóa sẽ giảm theo và như vậy người chịu thiệt luôn là người tiêu dùng.
Mời các bạn đón xem chương trình “Giá xăng giảm, các mặt hàng không giảm” phát sóng trong dải giờ “8 giờ 15 phút tối” vào lúc 20h15 thứ Sáu (18/3) trên kênh ANTG. Chương trình được phát lại vào lúc 9h00 sáng thứ Bảy (19/3) và 15h00 Chủ nhật (20/3) trên kênh ANTG.