Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ trong độ tuổi tiêm vắc xin Quinvaxem theo Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Vắc xin Quinvaxem phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Tuy nhiên từ tháng 4 đến tháng 7/2013 đã tạm dừng trên toàn quốc, sau khi xảy ra 43 trường hợp phản ứng sau tiêm. Trong năm 2015, đã có 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem được báo cáo, trong đó 8 ca tử vong. Chỉ một trường hợp là sốc phản vệ. 7 trường hợp được đánh giá là ngẫu nhiên. Đây chính là điều làm các gia đình có con nhỏ lo lắng và tìm cho mình những lựa chọn khác thay thế vắc xin Quinvaxem.
|
Cảnh hỗn loạn khó tin tại Phòng tiêm chủng và dịch vụ Polyvac (182 Lương Thế Vinh, Hà Nội) sáng sớm 25.12 |
Chính vì vậy, các gia đình bắt đầu chuyển hướng sang tiêm vắc xin dịch vụ. Mặc dù số lượng có hạn và chi phí khá đắt song các gia đình vẫn cố gắng để cho con mình được tiêm vắc xin Pentaxim của Pháp. Thậm chí những gia đình có điều kiện sẵn sàng đưa con mình sang Singapore để tiêm phòng.
Việc mất niềm tin vào Quinvaxem, vào tiêm chủng mở rộng đã dẫn tới tình trạng thiếu trầm trọng vắc xin Pentaxim và Hexaxim. Mặc dù chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn đảm bảo cung cấp đủ văcxin Quinvaxem nhưng nếu các bậc phụ huynh quá phụ thuộc vào vắc xin dịch vụ, khi tới giai đoạn cần tiêm nhắc lại, lượng vacxin dịch vụ chắc chắn không thể đáp ứng. Và nếu quá thời gian cần tiêm mà vẫn chờ để tiêm dịch vụ thì mũi tiêm đó sẽ mất tác dụng.
Rõ ràng, việc tiêm ở đâu, tiêm vắc xin gì là quyền của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu vì chờ vắc xin dịch vụ mà tiêm chủng không đúng lịch có thể khiến các bệnh nguy hiểm như ho gà, bạch hầu... bùng phát và ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính con em họ.
Mời các bạn đón xem chương trình “Loạn vắc xin” phát sóng trong dải giờ "8 giờ 15 phút tối" vào lúc 20h15 thứ Tư (2/3/2016) trên kênh ANTG. Chương trình phát lại vào lúc 9h00 sáng thứ Năm (3/3) và 15h00 ngày 4/3 trên kênh ANTG.