Đây là lời tuyên bố của Đại tá Wu Guohui – Giáo sư Đại học Quốc phòng Bắc Kinh.
“Hai loại tên lửa không đối không tiên tiến của Nga gồm R-73M2 và R-74ME, cùng loại AIM-9X Mỹ và PL-10 của Trung Quốc đều có khả năng phóng vòng ra phía sau tiêu diệt tiêm kích địch bám đuôi”, Nhân dân Nhật báo viết.
Những loại tên lửa này có “chóp nón” trên động cơ đẩy và các cánh lái cải tiến giúp nó tăng cường độ ổn định khi đổi hướng bay vòng ra sau đuôi sau khi rời bệ phóng.
|
Tiêm kích đa năng Su-35. |
Theo ông Wu, sự ra đời của loại tên lửa không đối không có khả năng phóng vòng ra phía sau đã làm thay đổi khái niệm tác chiến không đối không. Thông thường trước đây, các chiến đấu cơ thường bắn hạ kẻ địch thường bám đuôi và công kích từ phía sau. Với tên lửa đặc biệt này kết hợp với hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay phi công, giúp các phi công chiến đấu trong tương lai dễ dàng tấn công bắn hạ kẻ thù ở phía sau.
Trung Quốc hiện nay vẫn chưa có một loại tiêm kích nào có thể tích hợp được khả năng phóng tên lửa tấn công kẻ địch ở phía sau. Nhưng với Su-35, giúp phi công Trung Quốc có được cảm giác về chế độ chiến đấu mới. Và trong tương lai, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc có thể tự sửa đổi thiết kế tiêm kích của họ dựa trên Su-35.
Trước đó đã có những thông tin về việc Trung Quốc “thèm khát” Su-35 vì động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-41F trang bị trên Su-35.