Thậm chí sau khi ra tay với 8 người này, những kẻ quá khích còn lạnh lùng vứt bỏ xác họ trong nhà vệ sinh. Nghiêm trọng hơn, như Albert Damantang Camara – phát ngôn viên của chính phủ Guinea, thông tin với Reuters: “Ba trong số họ chết với vết cắt sâu ở cổ họng”.
|
5 nhân viên y tế, 3 nhà báo bị tấn công đến chết khi phun thuốc khử trùng, tuyên truyền phòng ngừa Ebola. |
Sự việc đáng tiếc trên xảy ra khi đoàn người tiến hành khử trùng, tuyên truyền biện pháp phòng ngừa Ebola. Thay vì hợp tác, những cư dân nơi đây nổi giận, dùng đá ném vào nhóm người chống dịch và bắt đầu đánh họ.
Trong số những người bị tấn công, một chính trị gia địa phương thoát được nhờ nấp trong bụi rậm. Một nữ nhà báo may mắn khác cho biết vẫn còn ám ảnh bởi sự truy lùng của người dân khi cô bỏ chạy.
Vụ tấn công xảy ra tại khu vực gần nơi xảy ra bạo loạn vào tháng trước. Người dân hành động như vậy vì họ tin rằng các nhân viên làm công tác khử trùng đang làm ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của họ.
Khi sự việc diễn ra, thống đốc Nzerekore thông tin với BBC, ông tin rằng nhóm người chống dịch chỉ bị bắt giữ. Một phái đoàn của chính phủ được cử đến khu vực đó nhưng không thể tiếp cận được vì cây cầu chính dẫn vào thị trấn đã bị phá hủy nhằm cô lập, ngăn chặn sự tiếp cận từ bên ngoài.
Phải đến ngày 18/9, cơ quan chức năng tìm được các nạn nhân trong nhà vệ sinh tại một trường tiểu học trong làng.
Kể từ khi đại dịch bùng nổ, các nhân viên y tế luôn nỗ lực dập dịch. Vụ giết người kể trên cho thấy bên cạnh nỗi lo lây nhiễm Ebola, nhân viên y tế và những người tham gia chống dịch còn đối mặt với nhiều nguy hiểm khác khi cố gắng tuyên truyền.
Ổ dịch Ebola ở Tây Phi bắt nguồn tại thị trấn Guéckédou biên giới Guinea, gần nơi xảy ra sự việc thương tâm kể trên hôm thứ ba vừa rồi. Dù Ebola không có tốc độ lây lan chóng mặt như ở Liberia nhưng khoảng 33% trường hợp mắc bệnh được báo cáo tại đây. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới, hiện ít nhất 2.622 người thiệt mạng và 5335 trường hợp lây nhiễm ở Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigeria và Senegal.