Các chuyên gia khuyên nên lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín vì chúng được sản xuất với công nghệ tốt, chất lượng được kiểm nghiệm chặt chẽ và được các cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận. Nhận biết chất lượng bằng mùi dầu ăn. Trước hết, phải rửa tay thật sạch, không dùng xà phòng thơm để tránh lẫn mùi lạ, gây nhiễu khi nhận xét. Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu, rồi nhỏ vào lòng bàn tay trái, dùng ngón tay trỏ phải di miết, dàn rộng dầu ra lòng bàn tay rồi đưa lên mũi ngửi. Dầu có chất lượng tốt có mùi bình thường, đặc trưng rõ rệt của từng loại dầu, không ôi, không hôi, không khê, không khét, không có mùi lạ, mùi khó chịu gì khác. Nhận xét vị của dầu. Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu và nhỏ 1-2 giọt vào chỗ hõm bàn tay. Dùng lưỡi nếm xem dầu có mùi vị gì lạ không. Nếu dầu có chất lượng tốt, hương vị sẽ bình thường, không chát, không đắng, không chua mà chỉ có hương vị đặc trưng của sản phẩm, tùy theo từng loại dầu. Khi nếm xong, nhổ bỏ và súc miệng kỹ.Độ trong của dầu ăn. Nếu dầu có phẩm chất cao, hàm lượng nước và tạp chất có rất ít thì sẽ trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít, ta có thể đánh giá được phẩm chất dầu thấp hay cao, có hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít. Quan sát cả màu sắc ánh lên của dầu để phân biệt loại dầu và phẩm chất. Nếu dầu đạt phẩm chất tốt thì có màu vàng sẫm, dầu chất lượng bình thường có màu vàng nhạt. Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng vẫn thấy thoáng màu lục, nếu là dầu lạc thì có màu vàng nhạt hay màu da cam nhạt; nếu là dầu hạt bông thì màu vàng nhạt hơn.Không nên ham rẻ mà chọn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không có hạn sử dụng, tuy giá thành rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng và gây hại cho sức khỏe. Chai dầu ăn phải có nút, nắp khóa an toàn, bao bì nhãn hiệu in rõ. Người mua không nên dùng những loại dầu mỡ đóng can, đóng chai, theo kiểu bán cân. Tránh xa những loại dầu, mỡ không rõ nguồn gốc và khi sử dụng nếu thấy có mùi lạ phải bỏ ngay. Đặc biệt, dù là dầu ăn sạch, đảm bảo chất lượng thì khi chế biến các món rán, không nên rán đi rán lại nhiều lần, chỉ nên một vài lần, sau đó dùng dầu thừa để xào nấu. Dầu rán đi rán lại nhiều lần dễ bị khét đắng, giảm chất lượng và không có lợi cho sức khoẻ. Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn trong bếp: một loại chuyên dùng cho các món xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh hoặc ướp thịt, cá… như dầu đậu nành, dầu ô-liu; loại còn lại là dầu ăn dùng cho các món chiên, rán ở nhiệt độ cao như các loại dầu cooking, dầu chiên rán chuyên dụng. Người tiêu dùng cũng nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Trong quá trình bảo quản, khi gặp môi trường lạnh, dầu ăn thường có hiện tượng bị đông và chuyển sang màu trắng đục, gây lo lắng cho người sử dụng. Thực ra, đây là hiện tượng vật lý tự nhiên, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.
Các chuyên gia khuyên nên lựa chọn sản phẩm của nhà sản xuất có uy tín vì chúng được sản xuất với công nghệ tốt, chất lượng được kiểm nghiệm chặt chẽ và được các cơ quan chức năng kiểm tra, chứng nhận.
Nhận biết chất lượng bằng mùi dầu ăn. Trước hết, phải rửa tay thật sạch, không dùng xà phòng thơm để tránh lẫn mùi lạ, gây nhiễu khi nhận xét. Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu, rồi nhỏ vào lòng bàn tay trái, dùng ngón tay trỏ phải di miết, dàn rộng dầu ra lòng bàn tay rồi đưa lên mũi ngửi. Dầu có chất lượng tốt có mùi bình thường, đặc trưng rõ rệt của từng loại dầu, không ôi, không hôi, không khê, không khét, không có mùi lạ, mùi khó chịu gì khác.
Nhận xét vị của dầu. Lấy một chiếc đũa sạch chấm vào dầu và nhỏ 1-2 giọt vào chỗ hõm bàn tay. Dùng lưỡi nếm xem dầu có mùi vị gì lạ không. Nếu dầu có chất lượng tốt, hương vị sẽ bình thường, không chát, không đắng, không chua mà chỉ có hương vị đặc trưng của sản phẩm, tùy theo từng loại dầu. Khi nếm xong, nhổ bỏ và súc miệng kỹ.
Độ trong của dầu ăn. Nếu dầu có phẩm chất cao, hàm lượng nước và tạp chất có rất ít thì sẽ trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít, ta có thể đánh giá được phẩm chất dầu thấp hay cao, có hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít.
Quan sát cả màu sắc ánh lên của dầu để phân biệt loại dầu và phẩm chất. Nếu dầu đạt phẩm chất tốt thì có màu vàng sẫm, dầu chất lượng bình thường có màu vàng nhạt. Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng vẫn thấy thoáng màu lục, nếu là dầu lạc thì có màu vàng nhạt hay màu da cam nhạt; nếu là dầu hạt bông thì màu vàng nhạt hơn.
Không nên ham rẻ mà chọn các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không có hạn sử dụng, tuy giá thành rẻ nhưng không đảm bảo chất lượng và gây hại cho sức khỏe. Chai dầu ăn phải có nút, nắp khóa an toàn, bao bì nhãn hiệu in rõ.
Người mua không nên dùng những loại dầu mỡ đóng can, đóng chai, theo kiểu bán cân. Tránh xa những loại dầu, mỡ không rõ nguồn gốc và khi sử dụng nếu thấy có mùi lạ phải bỏ ngay.
Đặc biệt, dù là dầu ăn sạch, đảm bảo chất lượng thì khi chế biến các món rán, không nên rán đi rán lại nhiều lần, chỉ nên một vài lần, sau đó dùng dầu thừa để xào nấu. Dầu rán đi rán lại nhiều lần dễ bị khét đắng, giảm chất lượng và không có lợi cho sức khoẻ.
Đặc biệt, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi gia đình nên có 2 loại dầu ăn trong bếp: một loại chuyên dùng cho các món xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh hoặc ướp thịt, cá… như dầu đậu nành, dầu ô-liu; loại còn lại là dầu ăn dùng cho các món chiên, rán ở nhiệt độ cao như các loại dầu cooking, dầu chiên rán chuyên dụng.
Người tiêu dùng cũng nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng. Trong quá trình bảo quản, khi gặp môi trường lạnh, dầu ăn thường có hiện tượng bị đông và chuyển sang màu trắng đục, gây lo lắng cho người sử dụng. Thực ra, đây là hiện tượng vật lý tự nhiên, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.