Ngày 9/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động, dịch Ebola đang lây lan dữ dội tại Liberia. Dự tính sẽ có hàng nghìn ca mắc mới trong 3 tuần tới. WHO cho biết, các biện pháp chặn dịch thông thường như tránh tiếp xúc, mặc đồ bảo hộ không mấy hiệu quả ở Liberia. Số cơ sở điều trị được lập ra không theo kịp với nhu cầu, hễ một trung tâm mọc lên là bệnh nhân Ebola lại ùn ùn kéo tới, không thể đáp ứng hết.Ở khu Montserrado, phải có 1.000 giường bệnh mới đủ cho các bệnh nhân Ebola, nhưng con số thực tế là 240 giường. Những bệnh nhân không có chỗ phải trở về cộng đồng, và truyền virus cho nhiều người khác. Con số bệnh nhân vì vậy cứ liên tục tăng theo cấp số nhân. Nguy hiểm hơn, theo WHO, chính những chiếc taxi là “vật trung gian” gieo rắc virus Ebola khắp chốn ở Liberia. “Taxi chở bệnh nhân trở thành điểm nóng gây lây nhiễm”, WHO nhấn mạnh. Taxi là phương tiện mà rất nhiều gia đình dùng để đưa bệnh nhân Ebola đến cơ sở y tế. Chúng chạy khắp nơi mà không hề được khử trùng. 14 trong số 15 tỉnh ở Liberia đã có bệnh nhân Ebola. Trong hơn 3.500 người Tây Phi nhiễm Ebola, gần một nửa thuộc về Liberia (1.871 ca). Đây cũng là nước có nhiều người chết vì dịch Ebola nhất 1.089 người. Theo WHO, con số sẽ không dừng ở đó, trong vòng 3 tuần tới sẽ có thêm vài nghìn ca nhiễm mới. Vấn đề của Liberia cũng là nguy cơ của cả thế giới. Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Liberia chống dịch, với việc mở một bệnh viện dã chiến ở thủ đô Liberia để điều trị các nhân viên y tế nhiễm Ebola. Chính phủ Anh cũng tuyên bố sẽ mở một cơ sở chữa Ebola ở Sierra Leone trong vài tuần tới. Đã có 152 nhân viên y tế của Liberia nhiễm Ebola và 79 trong số đó đã tử vong. Trước thời điểm đại dịch hoành hành, tỷ lệ bác sĩ ở Liberia là 1/100.000 dân.
WHO cho rằng, để ngăn chặn đại dịch Ebola, cần nỗ lực trong khoảng thời gian dài từ 6 tới 9 tháng. Ebola có thể sẽ lây nhiễm cho khoảng 20.000 người trước khi được kiểm soát. Ebola là một dạng sốt xuất huyết lây lan qua đường máu và dịch cơ thể, vì vậy những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là nhân viên y tế, rất dễ bị lây. Đã có 2 nhân viên y tế của WHO bị lây Ebola trong khi chữa trị cho bệnh nhân ở Tây Phi. Sợ lây lan dịch Ebola, một số nước châu Phi đã ban lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới, cho dù các tổ chức quốc tế khuyến cáo hành động này có thể gây ra nạn đói do nguồn cung cấp lương thực bị chặn.
Ngày 9/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo động, dịch Ebola đang lây lan dữ dội tại Liberia. Dự tính sẽ có hàng nghìn ca mắc mới trong 3 tuần tới.
WHO cho biết, các biện pháp chặn dịch thông thường như tránh tiếp xúc, mặc đồ bảo hộ không mấy hiệu quả ở Liberia. Số cơ sở điều trị được lập ra không theo kịp với nhu cầu, hễ một trung tâm mọc lên là bệnh nhân Ebola lại ùn ùn kéo tới, không thể đáp ứng hết.
Ở khu Montserrado, phải có 1.000 giường bệnh mới đủ cho các bệnh nhân Ebola, nhưng con số thực tế là 240 giường. Những bệnh nhân không có chỗ phải trở về cộng đồng, và truyền virus cho nhiều người khác. Con số bệnh nhân vì vậy cứ liên tục tăng theo cấp số nhân.
Nguy hiểm hơn, theo WHO, chính những chiếc taxi là “vật trung gian” gieo rắc virus Ebola khắp chốn ở Liberia. “Taxi chở bệnh nhân trở thành điểm nóng gây lây nhiễm”, WHO nhấn mạnh.
Taxi là phương tiện mà rất nhiều gia đình dùng để đưa bệnh nhân Ebola đến cơ sở y tế. Chúng chạy khắp nơi mà không hề được khử trùng. 14 trong số 15 tỉnh ở Liberia đã có bệnh nhân Ebola.
Trong hơn 3.500 người Tây Phi nhiễm Ebola, gần một nửa thuộc về Liberia (1.871 ca). Đây cũng là nước có nhiều người chết vì dịch Ebola nhất 1.089 người. Theo WHO, con số sẽ không dừng ở đó, trong vòng 3 tuần tới sẽ có thêm vài nghìn ca nhiễm mới.
Vấn đề của Liberia cũng là nguy cơ của cả thế giới. Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ hỗ trợ Liberia chống dịch, với việc mở một bệnh viện dã chiến ở thủ đô Liberia để điều trị các nhân viên y tế nhiễm Ebola. Chính phủ Anh cũng tuyên bố sẽ mở một cơ sở chữa Ebola ở Sierra Leone trong vài tuần tới.
Đã có 152 nhân viên y tế của Liberia nhiễm Ebola và 79 trong số đó đã tử vong. Trước thời điểm đại dịch hoành hành, tỷ lệ bác sĩ ở Liberia là 1/100.000 dân.
WHO cho rằng, để ngăn chặn đại dịch Ebola, cần nỗ lực trong khoảng thời gian dài từ 6 tới 9 tháng. Ebola có thể sẽ lây nhiễm cho khoảng 20.000 người trước khi được kiểm soát.
Ebola là một dạng sốt xuất huyết lây lan qua đường máu và dịch cơ thể, vì vậy những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, nhất là nhân viên y tế, rất dễ bị lây. Đã có 2 nhân viên y tế của WHO bị lây Ebola trong khi chữa trị cho bệnh nhân ở Tây Phi.
Sợ lây lan dịch Ebola, một số nước châu Phi đã ban lệnh cấm đi lại và đóng cửa biên giới, cho dù các tổ chức quốc tế khuyến cáo hành động này có thể gây ra nạn đói do nguồn cung cấp lương thực bị chặn.