Ngày 16/9, Ngân hàng Thế giới công bố một chương trình nghiên cứu về liên hệ giữa tình trạng trẻ chậm lớn và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam. Theo đó, một trong các nguyên nhân khiến trẻ em Việt thấp còi là nhà vệ sinh quá bẩn. Những nhà vệ sinh lộ thiên "bốc mùi' như thế này không hề hiếm. Nhà tiêu bẩn khiến người dân, trong đó có trẻ em, rất dễ nhiễm bệnh qua đường phân – miệng và làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, ở nông thôn Việt Nam, nạn phóng uế bừa bãi đã giảm từ 44% năm 1990 xuống 3% năm 2012, nhưng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh lại tăng từ 26% đến 30%. Với dạng "cầu tõm" như trong ảnh, chuyện đại tiểu tiện không chỉ mất vệ sinh mà còn gây nguy hiểm. Người nghèo nhất ở nông thôn thường có tỷ lệ phóng uế bữa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh cao gấp 5 lần (58%) so với người giàu (11%). Có rất nhiều dạng nhà tiêu “kinh khủng” ở nông thôn Việt Nam như nhà tiêu đào không được che chắn ở ngoài trời, nhà tiêu thùng, đổ hoặc dội nước đi đâu đó (như đường, cống rãnh thoát nước). Theo số liệu của Tổng cục thống kê và Liên hiệp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số đang sử dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh. Việc sử dụng nhà tiêu kém vệ sinh ở nông thôn, miền núi Việt Nam khiến cho trẻ em dưới 5 tuổi ở đây có chiều cao thấp hơn 3,7cm so với mức trung bình của những trẻ ở nơi có toilet hợp vệ sinh. Không chỉ trẻ em, ngay cả việc những người lớn trong cộng đồng dùng nhà xí bẩn cũng gián tiếp làm lây lan vi khuẩn, ký sinh trùng qua đường phân miệng, ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ thấp còi. Không chỉ sử dụng toilet kém vệ sinh ở nhà, trẻ đến trường cũng phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng bẩn khủng khiếp. Theo đại diện UNICEF tại Việt Nam, bằng cách giảm số người mắc tiêu chảy và nhiễm giun, tỷ lệ trẻ thấp còi sẽ giảm. Nhà vệ sinh đạt chuẩn là yếu tố quan trọng trong việc giảm nhiễm giun và tiêu chảy. Tỷ lệ trẻ em nhẹ cân sẽ giảm 1%-10% và trẻ em thấp còi sẽ giảm 4%-16% nếu tất cả các hộ gia đình đều có nhà tiêu hợp vệ sinh, ít ra cũng phải được như toilet trong hình này. Những nhà vệ sinh đáng kinh hoàng như thế này khiến các bệnh dịch nguy hiểm lây truyền theo đường tiêu hóa có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào như tiêu chảy, tả, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng vẫn có số mắc và tử vong cao.
Ngày 16/9, Ngân hàng Thế giới công bố một chương trình nghiên cứu về liên hệ giữa tình trạng trẻ chậm lớn và vệ sinh môi trường ở nông thôn Việt Nam. Theo đó, một trong các nguyên nhân khiến trẻ em Việt thấp còi là nhà vệ sinh quá bẩn.
Những nhà vệ sinh lộ thiên "bốc mùi' như thế này không hề hiếm. Nhà tiêu bẩn khiến người dân, trong đó có trẻ em, rất dễ nhiễm bệnh qua đường phân – miệng và làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, ở nông thôn Việt Nam, nạn phóng uế bừa bãi đã giảm từ 44% năm 1990 xuống 3% năm 2012, nhưng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh lại tăng từ 26% đến 30%. Với dạng "cầu tõm" như trong ảnh, chuyện đại tiểu tiện không chỉ mất vệ sinh mà còn gây nguy hiểm.
Người nghèo nhất ở nông thôn thường có tỷ lệ phóng uế bữa bãi hoặc sử dụng nhà tiêu chưa hợp vệ sinh cao gấp 5 lần (58%) so với người giàu (11%).
Có rất nhiều dạng nhà tiêu “kinh khủng” ở nông thôn Việt Nam như nhà tiêu đào không được che chắn ở ngoài trời, nhà tiêu thùng, đổ hoặc dội nước đi đâu đó (như đường, cống rãnh thoát nước).
Theo số liệu của Tổng cục thống kê và Liên hiệp quốc, Việt Nam vẫn còn có 4% dân số phóng uế trực tiếp ra môi trường bên ngoài và 16% dân số đang sử dụng loại nhà tiêu không cách ly được nguồn phân với môi trường xung quanh.
Việc sử dụng nhà tiêu kém vệ sinh ở nông thôn, miền núi Việt Nam khiến cho trẻ em dưới 5 tuổi ở đây có chiều cao thấp hơn 3,7cm so với mức trung bình của những trẻ ở nơi có toilet hợp vệ sinh.
Không chỉ trẻ em, ngay cả việc những người lớn trong cộng đồng dùng nhà xí bẩn cũng gián tiếp làm lây lan vi khuẩn, ký sinh trùng qua đường phân miệng, ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ thấp còi.
Không chỉ sử dụng toilet kém vệ sinh ở nhà, trẻ đến trường cũng phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng bẩn khủng khiếp.
Theo đại diện UNICEF tại Việt Nam, bằng cách giảm số người mắc tiêu chảy và nhiễm giun, tỷ lệ trẻ thấp còi sẽ giảm. Nhà vệ sinh đạt chuẩn là yếu tố quan trọng trong việc giảm nhiễm giun và tiêu chảy.
Tỷ lệ trẻ em nhẹ cân sẽ giảm 1%-10% và trẻ em thấp còi sẽ giảm 4%-16% nếu tất cả các hộ gia đình đều có nhà tiêu hợp vệ sinh, ít ra cũng phải được như toilet trong hình này.
Những nhà vệ sinh đáng kinh hoàng như thế này khiến các bệnh dịch nguy hiểm lây truyền theo đường tiêu hóa có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào như tiêu chảy, tả, đặc biệt là bệnh tay - chân - miệng vẫn có số mắc và tử vong cao.