Tránh lại gần khu vực ổ dịch. Ở người, virus Ebola lây lan qua cách tiếp xúc trực tiếp với máu và chất tiết từ cơ thể như phân, nước bọt, tinh dịch hoặc chất nhờn. Nó cũng dễ dàng thâm nhập cơ thể qua các vết xước nhỏ hoặc những tiếp xúc từ niêm mạc của người lành với người bệnh; thậm chí là qua một vật trung gian như chăn đệm, ga giường, quần áo và kim tiêm.
Với cơ chế lây lan này, cách tốt nhất để phòng ngừa là không tiếp xúc với virus gây bệnh. Những người đang có ý định đến châu Phi cần tìm hiểu rõ vùng đất mình đến có ổ dịch hay không thông qua các trang web của trung tâm kiểm soát và phòng chống Ebola. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng chung quần áo với người lạ, người mắc Ebola. Khâm liệm bệnh nhân tử vong vì Ebola nhanh chóng. Đồng thời, cần tiến hành khử trùng, tránh virus Ebola có cơ hội phát tán, lây lan.
Rửa tay thường xuyên. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan. Nếu không sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng cồn để sát khuẩn. Không ăn thịt động vật hoang dã. Nhiều người chuộng thịt thú rừng song thói quen này lại không tốt cho việc phòng bệnh bởi đây được xem là đối tượng có nguy cơ nhiễm virus cao.
Thực tế, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc Ebola là do tiếp xúc trực tiếp với thịt thú rừng nhiễm bệnh. Trường hợp thứ hai xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh.
Không tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Virus Ebola không lây nhiễm qua đường hô hấp. Nó chủ yếu truyền bệnh qua các mô, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và nước bọt của bệnh nhân. Vì vậy, không tiếp xúc với nguồn bệnh là cách tốt nhất giúp bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm. Nếu bắt buộc phải lại gần, bạn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, mặc trang phục bảo hộ (quần áo, găng tay, khẩu trang, áo và kính che mắt) theo đúng tiêu chuẩn y tế, tiến hành tiệt trùng tuyệt đối ngay sau khi rời khỏi.
Thận trọng xử lý các dụng cụ y tế. Những dụng cụ y tế như kim tiêm sau khi sử dụng cho bệnh nhân cần tiến hành xử lý đúng quy trình. Nếu không, virus Ebola có thể còn sót lại, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở những đối tượng khác.
Tránh lại gần khu vực ổ dịch. Ở người, virus Ebola lây lan qua cách tiếp xúc trực tiếp với máu và chất tiết từ cơ thể như phân, nước bọt, tinh dịch hoặc chất nhờn. Nó cũng dễ dàng thâm nhập cơ thể qua các vết xước nhỏ hoặc những tiếp xúc từ niêm mạc của người lành với người bệnh; thậm chí là qua một vật trung gian như chăn đệm, ga giường, quần áo và kim tiêm.
Với cơ chế lây lan này, cách tốt nhất để phòng ngừa là không tiếp xúc với virus gây bệnh. Những người đang có ý định đến châu Phi cần tìm hiểu rõ vùng đất mình đến có ổ dịch hay không thông qua các trang web của trung tâm kiểm soát và phòng chống Ebola.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng chung quần áo với người lạ, người mắc Ebola.
Khâm liệm bệnh nhân tử vong vì Ebola nhanh chóng. Đồng thời, cần tiến hành khử trùng, tránh virus Ebola có cơ hội phát tán, lây lan.
Rửa tay thường xuyên. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan. Nếu không sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng cồn để sát khuẩn.
Không ăn thịt động vật hoang dã. Nhiều người chuộng thịt thú rừng song thói quen này lại không tốt cho việc phòng bệnh bởi đây được xem là đối tượng có nguy cơ nhiễm virus cao.
Thực tế, trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc Ebola là do tiếp xúc trực tiếp với thịt thú rừng nhiễm bệnh. Trường hợp thứ hai xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh.
Không tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Virus Ebola không lây nhiễm qua đường hô hấp. Nó chủ yếu truyền bệnh qua các mô, máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và nước bọt của bệnh nhân. Vì vậy, không tiếp xúc với nguồn bệnh là cách tốt nhất giúp bạn tránh được nguy cơ lây nhiễm.
Nếu bắt buộc phải lại gần, bạn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, mặc trang phục bảo hộ (quần áo, găng tay, khẩu trang, áo và kính che mắt) theo đúng tiêu chuẩn y tế, tiến hành tiệt trùng tuyệt đối ngay sau khi rời khỏi.
Thận trọng xử lý các dụng cụ y tế. Những dụng cụ y tế như kim tiêm sau khi sử dụng cho bệnh nhân cần tiến hành xử lý đúng quy trình. Nếu không, virus Ebola có thể còn sót lại, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ở những đối tượng khác.