Khi năm mới bắt đầu thì giới đầu tư quốc tế đồng loạt hướng đến câu hỏi nên làm gì trong năm 2014? Theo nhận định của các chuyên gia, việc lưu thông dòng tiền giá rẻ sẽ giảm bớt, nhưng đừng vội lo lắng vì điều này cũng mang lại nhiều cơ hội mới.
|
Năm 2014 hứa hẹn là năm đầy thử thách đối với nền kinh tế thế giới. |
Ông John Wyn -Evans, người đứng đầu chiến lược đầu tư tại Investec Wealth & Investment (quỹ đầu tư chuyên về quản lý tài sản) cho biết: "Lợi nhuận ngắn hạn hiện nay đang được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng". Chiến lược gia này cũng bổ sung thêm, các thị trường cũ có tiềm lực mạnh hơn so với các thị trường trẻ vì luôn được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hỗ trợ. Tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc cũng được dự báo sẽ là một thách thức với thị trường chứng khoán trong năm nay.
Sự phục hồi mong manh của châu Âu đã gặp nhiều khó khăn bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu của đồng euro tương đối chậm.
Trong tương lai, các nhà phân tích đang rất lạc quan về chứng khoán châu Âu và khẳng định rằng cải thiện nền tảng kinh tế nên đi theo hướng ổn định, chứ không phải quá tập trung vào lợi nhuận. Nhà phân tích Nomura lại có suy nghĩ tích cực theo hướng khác khi mong đợi một sự "tăng trưởng lợi nhuận cao" khoảng 14% trong năm tới cho các công ty ở châu Âu. Nếu bạn đang tìm kiếm một lĩnh vực đầu tư mới mẻ hơn ở đây, nhà phân tích Nomura khuyến khích sự lựa chọn tới các quốc gia có nguồn tài chính mạnh như Ba Lan hay nền kinh tế được gắn chặt với việc cải thiện tăng trưởng kinh tế toàn cầu như Cộng hòa Séc...
Năm 2014 có thể là một bước ngoặt lớn đối với Nhật Bản. Chỉ số Nikkei đã tăng gần 60% trong năm 2013, lập một kỷ lục hoạt động hàng năm tốt nhất trong hơn 40 năm gần đây và các nhà đầu tư chứng khoán đang rất lạc quan vào thị trường này. Các nhà phân tích Nomura, Threadneedle Investment và Wells Fargo cũng đều mong đợi thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ leo cao hơn trong năm 2014.
Ở các nước châu Á khác, nhu cầu toàn cầu đang gia tăng có thể hỗ trợ nhiều nền kinh tế xuất khẩu tập trung vào châu Á. Tiềm năng cải thiện có thể lan sang thị trường cổ phiếu nhưng sẽ phải đối mặt với hai khó khăn lớn: tăng trưởng chậm ở Trung Quốc và lãi suất cao. Thị trường nào cần tránh đang là câu hỏi lớn và các nhà phân tích UBS cho rằng, Ấn Độ và Indonesia là hai thị trường đứng đầu trong "danh sách đen" này.
Chủ sở hữu chiến lược Châu Á của UBS Niall MacLeod cho biết, các thị trường Đông Nam Á khác bao gồm Malaysia và Singapore sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại trong năm 2014.