2014, đồng tiền nào rung lắc mạnh?

Google News

(Kiến Thức) - Thị trường tiền tệ toàn cầu sẽ có những biến động ngay đầu năm 2014, theo dự đoán của nhóm nghiên cứu thị trường Credit Agricole.

Theo ông Kotecha, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường toàn cầu Credit Agricole, Chính phủ Mỹ cuối năm 2013 đã có những động thái tăng giá trái phiếu nhằm hồi phục lại nền kinh tế đang gặp khó khăn, lấy lại vị thế của đồng đô la trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, động thái này lại gây ra những bất ổn cho các nền kinh tế khác, dẫn đến việc đồng tiền các nước bị dao động mạnh vào cuối năm nay.
Theo đó, đồng Yen Nhật bị dự đoán sẽ giảm mạnh nhất khi rớt đến tận 9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009 và có nguy cơ tiếp tục giảm nếu Nhật Bản không có những hành động tích cực thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại nước này. Việc tung ra chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có để đảo ngược chiều lạm phát kéo dài đã hơn một thập kỷ nay khiến Yen giảm giá nhưng giúp cho thị trường chứng khoán Nhật tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay.
 
Đồng đô la Đài Loan lại bất ngờ tăng giá trong 5 tháng cuối năm 2013 khi dư luận dự đoán nước này sẽ làm giảm giá đồng tiền từ áp lực lạm phát. Lãi suất 1,75 của trái phiếu kỳ hạn những tháng cuối năm ít thay đổi, ở mức 1,66%. Lãi suất cho vay liên ngân hàng cố định ở 0,388%, nội tệ Đài Loan đã tăng 0,6% lên 29,435 so với USD (dữ liệu do Trung tâm Tiền tệ liên ngân hàng Đài Loan tổng hợp).
 
Tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng USD vừa chạm mức cao nhất kể từ năm 1993. Đây là một tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã cởi mở hơn trong việc cho phép các dòng vốn đầu tư và thương mạnh quyết định tỷ giá hối đoái trong bối cảnh thặng dư thương mại của nước này lên cao nhất kể từ năm 2009. Trong năm 2013, co thời điểm tỷ giá đồng NDT đạt 6,0713 Nhân dân tệ/USD, là mức tỷ giá cao nhất của đồng nội tệ Trung Quốc so với đồng bạc xanh USD.
 
Theo dự đoán của giới phân tích thì đồng euro sẽ tăng giá nhanh so với đồng USD. Tuy nhiên, nếu đồng tiền này tăng quá mạnh thì Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ phải can thiệp vì điều này sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong xuất khẩu của các nước sử dụng đồng tiền chung euro và có nguy cơ đe dọa sự tăng trưởng của khu vực này.
 
Nguyễn Tuấn (tổng hợp)

Bình luận(0)