Nước Mỹ thi hành nhiều luật lệ kỳ lạ. Tuy nhiên, nhiều điều trong số đó không được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật mà đơn thuần chỉ là “luật bất thành văn”.
1. Silly String (một loại bình xịt tạo bọt dạng sợi) bị cấm sử dụng tại Southington, tiểu bang Connecticut
Lễ hội táo năm 1995 ở Southington, Connecticut thực sự là cảnh hỗn loạn, dù mang tới nhiều niềm vui và điều tốt đẹp cho người tham gia. Lũ trẻ đã phủ Silly String đầy quảng trường thành phố và suýt gây ra một tai nạn cho cảnh sát. Sau đó, cư dân lớn tuổi trong vùng đã tiến hành một cuộc vận động tẩy chay sản phẩm này.
Sản phẩm này hiện nằm trong danh sách các chất cấm, nằm dưới sự kiểm soát của nhà chức trách. Theo luật sửa đổi, bình xịt tạo bọt dạng sợi chỉ bị cấm tại những nơi công cộng (với mức phạt là 99 USD cho mỗi lần vi phạm), điều này khiến nhiều người lo ngại các lễ hội sẽ trở nên kém náo nhiệt.
2. Lệnh cấm giày cao gót ở Carmel-by-the-sea, California
Thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng khi được đặt vào một bối cảnh cụ thể thì điều luật này hoàn toàn có lý. Carmel-by-the-Sea là cộng đồng dân cư nhỏ ở Monterey Peninsula và họ tự hào vì mang tất cả những gì đặc trưng nhất của người dân California.
Rừng trong khu đô thị là một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây, tuy nhiên điều đó cũng nghĩa là việc đi bộ qua ngôi làng cổ kính này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để đảm bảo an toàn cho những người đi bộ, chính quyền thành phố đã ban hành lệnh cấm đối với tất cả những đôi giày có gót cao quá 5 cm và có diện tích tiếp xúc bề mặt nhỏ hơn 2 cm2.
|
Carmel-by-the-Sea cấm đi giày cao gót quá 5 cm. Ảnh: Shutterstock. |
3. Cấm đứng uống rượu ở Woburrn, Massachusetts
Thành phố Woburrn, Massachusetts đưa ra vài trang văn bản pháp luật nhằm kiểm soát hoạt động diễn ra tại các nhà hàng và các tụ điểm giải trí có phục vụ đồ uống có cồn. Đặc biệt, khách hàng chỉ được phép ngồi và thưởng thức đồ uống được nhận từ bồi bàn.
Đứng uống rượu là hành động phạm pháp ở một số khu vực.
4. Bò sát bị “cách ly” ở New Orleans, Louisiana
Mardi Gras là lễ hội đặc trưng vùng New Orleans, gồm nhiều hoạt động như diễu hành, hóa trang, ca hát, nhảy múa… Để đảm bảo mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát, nhiều luật được quy định đến nỗi thoạt đầu nhìn vào, nhiều người thắc mắc không biết điều gì khiến các nhà chức trách cần phải làm luật chi tiết đến vậy.
Bò sát bị cấm tham gia hoặc xuất hiện ở gần lộ trình của đoàn diễu hành Mardi Gras và theo những điều khoản trong luật thì chúng phải bị cách ly ra khỏi 200 km quanh khu vực diễu hành trước buổi lễ 2 giờ và 1 giờ sau khi buổi diễu hành kết thúc.
5. Lệnh cấm hoa giấy ở Mobile, Alabama
Tại đây, việc tung hoa giấy, thậm chí sở hữu, lưu trữ, sản xuất và buôn bán hoa giấy cũng là điều phạm pháp. Quy định này bắt nguồn từ việc xả rác bừa bãi. Sau các buổi lễ hội, hoa giấy phủ đầy khắp nơi và đây được coi là vấn nạn nghiêm trọng.
Điều này cũng được đề cập đến trong những luật lệ quy định trong cuộc diễu hành Mardi Gras. Trong khi việc ném kẹo xoắn và nữ trang ra đường được chấp nhận tại lễ hội Mardi Gras thì tung hoa giấy lại bị cấm tuyệt đối tại bất kì thời điểm nào trong năm.
6. Cấm bắt bướm ở Parcific Grove, California
Từ năm 1939, thành phố Parcific Grove, bang California ban hành luật bảo vệ loài bướm. Bất kì ai bắt hoặc dẫn dụ bướm dưới bất kì hình thức nào đều bị phạt 1.000 USD và luật này được thi hành chặt chẽ bởi lực lượng cảnh sát của thành phố.
Vào khoảng tháng 10 hàng năm, hàng nghìn bướm chúa di cư tới thành phố này. Chúng tụ tập thành đàn, làm tổ ở trên cây trong suốt mùa đông. Pacific Grove còn được đặt biệt danh là "thành phố bươm bướm" và cư dân nơi đây tình nguyện trả thêm thuế để chi trả cho việc thành lập, hỗ trợ những “thánh địa bướm”.
7. Thể hiện gương mặt buồn là phạm pháp ở Pocatello, Idaho
Pocatello tự hào là “thủ đô của những nụ cười” tại Mỹ và họ xem việc mỉm cười là hành động cần thiết. Thậm chí, bất kỳ biểu hiện khác trên gương mặt đều bị coi là phạm pháp.
Lệnh này được ban hành bởi thị trưởng George Philips vào năm 1948, sau khi một mùa đông dài đằng đẵng và khắc nghiệt, khiến mọi người buồn rầu, mệt mỏi.
8. Sự xấu xí và khuyết tật cơ thể bị cấm ở Chicago, Illinois
Chicago không phải là thành phố duy nhất thi hành luật mà người ta vẫn goi là “luật xấu xí”. Tuy nhiên, điều luật ở thành phố này đặc biệt đáng chú ý nó tồn tại trong một thời gian dài. Ý tưởng này bắt nguồn từ hội viên hội người cao tuổi James Peevey. Ông ta rất kinh hãi khi phải nhìn những người bệnh tật, tàn phế… la liệt trên đường phố, sử dụng những khiếm khuyết của họ để van nài bố thí và lòng từ thiện của những người bình thường.
Hình phạt được cho là khá nghiêm khắc, người phạm tội sẽ bị phạt 50 USD trước khi được đưa về chỗ ở dành cho người nghèo. Mãi đến thế kỉ XIX, khi những cựu chiến binh tàn tật trở về từ những cuộc chiến tranh, người ta mới thay đổi quan điểm và cho rằng những người nghèo, khuyết tật… là những người đáng được giúp đỡ.