Kỳ lạ nhà tù dùng ngỗng gác cổng thay chó nghiệp vụ

Google News

Nhà tù ở bang Santa Cantarina (Brazil) mới đây thay thế chó canh gác bằng một đàn ngỗng, loài động vật được xem là rất "nhạy cảm" với kẻ tẩu thoát, đột nhập.

Tại bang Santa Catarina phía nam Brazil, chương trình cải cách tội phạm tìm ra một cách sáng tạo để cắt giảm chi phí: Thay thế chó nghiệp vụ gác cổng bằng ngỗng canh gác. Lạch bạch quanh chu vi của nhà tù Sao Pedro de Alcantara, những "đặc vụ" ngỗng này cứng rắn hơn vẻ ngoài của chúng.
Giám đốc nhà tù Marcos Roberto de Souza cho biết: "Chúng tôi có hệ thống giám sát điện tử, giám sát trực tiếp... và cuối cùng là giám sát đàn ngỗng, thay thế cho chó".
Ngỗng có thính giác rất tốt và sẽ phát ra tiếng động lớn bất cứ khi nào chúng phát hiện ra tiếng động lạ, từ đó cảnh báo cho những sĩ quan canh gác, ông đánh giá.
Ky la nha tu dung ngong gac cong thay cho nghiep vu
Các "đặc vụ" ngỗng tại nhà tù bang Santa Catarina. Ảnh: Reuters. 
Đàn ngỗng canh gác nhà tù sẽ ăn nghỉ trong ao ngay quanh khuôn viên, chịu trách nhiệm tuần tra phần không gian xanh giữa hàng rào bên trong và bức tường chính bên ngoài của nhà tù. Các quản giáo tại đây cho biết tính cảnh giác của ngỗng khiến chúng trở thành loài động vật bảo vệ tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả chó.
Piu-Piu, một chú ngỗng "tiểu đội trưởng", sẽ dẫn đầu đàn đi "tuần tra, giám sát", đôi khi song hành cùng các sĩ quan nhà tù. Khi các sĩ quan này gọi tên, Pi Piu sẽ đáp lại ngay lập tức bằng một tràng âm thanh đặc biệt. Chúng được đánh giá rất khôn ngoan, nghe lời và cũng khá hung dữ khi cần thiết.
Trên thực tế, các nhà tù ở Brazil đã sử dụng đàn ngỗng canh gác để ngăn tù nhân trốn thoát ít nhất 12 năm nay.
Năm 2011, nhà tù Sobral ở Sao Paolo gây xôn xao dư luận quốc tế khi giới thiệu về một đàn ngỗng kêu rít như một phương tiện cảnh báo những người canh gác về hoạt động đáng ngờ.
Tại Trung Quốc, ngỗng đã giúp lực lượng tuần tra biên giới ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp trong ít nhất 2 năm nay, vì chúng giỏi hơn nhiều so với chó trong việc phát hiện tiếng động và dẫn người chăm sóc chúng đến nơi phát ra tiếng động.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Cuộc sống trong siêu nhà tù “không thể trốn thoát” gây ám ảnh

 

Thảo Nguyên (Theo OC)

>> xem thêm

Bình luận(0)