Đó chính là kết luận được đưa ra từ bản phân tích dài 14 trang về tình hình thời tiết ngày chuyến bay QZ8501 bị rơi. Đây cũng được coi là phát ngôn chính thức từ Jarkata về nguyên nhân vụ thảm kịch máy bay Air Asia.
|
Lực lượng tìm kiếm máy bay Air Asia.
|
"Hiện tượng đóng băng có thể khiến động cơ máy bay bị hư hại", trích báo cáo của Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG).
Cơ quan này cũng khẳng định đó mới chỉ là các phán đoán ban đầu chứ không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân thảm kịch. "Tuy nhiên, đó mới chỉ là một phân tích về những việc có thể đã xảy ra dựa trên dữ liệu thời tiết. Nó không phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ việc đó".
Báo cáo, do người đứng đầu phòng Phát triển và nghiên cứu BMKG Giáo sư Edvin Aldrian đưa ra khi các thợ lặn đang nỗ lực thâm nhập vào bên trong khoang của máy bay đang nằm sâu dưới đáy đại dương.
Tính cho tới tối 2/1, 30 thi thể đã được vớt lên, người đứng đầu Cơ quan Cứu nạn và tìm kiếm Indonesia (Basarnas) Bambang Soelistyo cho cánh phóng viên biết.
BMKG cho hay, các phân tích ban đầu về dữ liệu thời tiết chỉ ra, máy bay Airbus A320-200 đã bay xuyên qua các đám mây bão. Các bản đồ thời tiết vào thời điểm trước chuyến bay QZ8501 định mệnh này cho thấy, lộ trình của chuyến bay này sẽ phải đi qua các điều kiện thời tiết đáng lo ngại với các cảnh báo về một cơn gió mạnh. Những hình ảnh vệ tình cho hay, nhiệt độ cao nhất trong các đám mây chỉ vào khoảng -80oC cho tới -85oC. Điều này có nghĩa rằng, có những hạt băng đá cỡ lớn nằm trong những đám mây dày đặc đó,
Liên quan tới tiến độ trục vớt máy bay và thi thể nạn nhân, vào ngày 2/1, tàu hải quân thứ 5 của Singapore đã tới khu vực máy bay Air Asia bị rơi trong khi đó Nga cho biết, họ sẽ cử 2 máy bay lội nước để hỗ trợ cuộc tìm kiếm.
Trong khi đó, một số chuyên gia lại cho rằng, việc điều phối viên không lưu chậm trễ trả lời đề nghị của phi công QZ8501 có thể là nguyên nhân khiến máy bay này gặp nạn.
Nguồn tin thế giới