Nhận định trên được đăng tải trên tạp chí Nature Communications. Tại đây, các nhà khoa học Israel khẳng định ban đêm là thời điểm thích hợp cho tế bào gây bệnh phát triển, di căn khắp cơ thể.
|
Về đêm, tế bào ung thư có khả năng phát triển mạnh hơn nhiều. |
Để có được kết luận này, các nhà khoa học tiến hành khảo sát hoạt động của hai thụ thể trong tế bào ung thư ở chuột.
Tại đây, các nhà
khoa học khảo sát hoạt động của thụ thể với tên gọi thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) có khả năng khiến tế bào ung thư phát triển, di chuyển dễ dàng.
Ngoài ra, giới nghiên cứu cũng phát hiện thụ thể thứ hai liên kết với hormon steroid được biết đến với tên gọi glucocorticoid (GC). GC đóng một vai trò trong việc duy trì mức năng lượng của cơ thể trong ngày.
Suốt quá trình nghiên cứu, giới chuyên môn theo dõi hoạt động của thụ thể EGFR và nhận thấy chúng hoạt động mạnh khi
cơ thể ở trạng thái ngủ; kém tích cực vào thời điểm thức dậy buổi sớm.
Vận dụng phát hiện trên, các nhà khoa học đã phát triển thuốc Lapatnib dùng để trị ung thư vú cho nhóm chuột trong phòng thí nghiệm. Được biết, Lapatnib là loại thuốc có tác dụng ức chế EGFR, ngăn chặn sự phát triển và di căn của tế bào ung thư.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng thuốc vào nhiều mốc thời gian khác biệt trong ngày. Kết quả là có sự khác biệt đáng kể giữa kích thước khối u ở nhóm chuột tùy vào thời điểm áp dụng thuốc.
Từ đó, giới khoa học khẳng định việc cung cấp thuốc điều trị ung thư vào ban đêm sẽ mang lại hiệu quả đáng khích lệ hơn.
Về kết quả nghiên cứu này, chuyên gia Yosef Yarden dến từ Viện Weizmann (Israel) cho hay: Phát hiện này không phải là phương pháp điều trị mới. Nó mang lại bằng chứng thuyết phục về việc thay đổi lịch trình điều trị cho bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.