Giữ trọng lượng cơ thể cân đối, tránh béo phì. Béo phì là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em chỉ nên duy trì chỉ số khối cơ thể dưới 25; thừa cân không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn đe dọa sức khỏe, chất lượng cuộc sống lâu dài.
Tăng cường rau xanh, trái cây. Rau xanh và trái cây cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, có lợi cho sức khỏe và nỗ lực ngừa ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là chất béo.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California cho thấy, chế độ ăn ít chất béo làm giảm tỷ lệ mắc, tái phát ung thư vú ở phụ nữ. Họ cũng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 33,3 gam chất béo mà thôi. Tăng cường hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy, việc tham gia thường xuyên các hoạt động thể chất góp phần giảm tới 10 – 30% nguy cơ mắc bệnh. Chỉ cần kiên trì dành 30 phút đi bộ mỗi ngày là bạn có thể bảo vệ cơ thể mình tránh xa ung thư vú.Hạn chế tối đa lượng rượu đưa vào cơ thể. Các thành phần trong rượu khi đi vào cơ thể dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Chính vì vậy, phụ nữ tốt nhất ngừng uống rượu hoặc chỉ uống không quá một ly mỗi ngày. Không hút thuốc lá. Không chỉ đối với ung thư vú, thuốc lá được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các loại ung thư. So với hút thuốc chủ động, người hút thuốc lá bị động cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe. Nuôi con bằng sữa mẹ. Người ta cho rằng cho con bú làm giảm mức độ của kích thích tố liên quan đến bệnh ung thư trong máu của người mẹ. Các tế bào bị hư hỏng có thể dẫn đến ung thư sẽ được cơ thể đào thải khi cho con bú. Hạn chế liệu pháp hormone. Lạm dụng liệu pháp hormon dễ khiến phụ nữ thời mãn kinh đối diện với nguy cơ ung thư vú. Nếu việc sử dụng là cần thiết, bạn không nên dùng nó liên tục trong vòng ba năm. Sàng lọc ung thư vú thường xuyên. Việc làm này đặc biệt quan trọng với người được xác định chứa gen BRCA, có người thân từng mắc bệnh. Việc sàng lọc theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp bạn dễ dàng phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Từ đó, đưa ra phản ứng kịp thời nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Giữ trọng lượng cơ thể cân đối, tránh béo phì. Béo phì là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em chỉ nên duy trì chỉ số khối cơ thể dưới 25; thừa cân không chỉ ảnh hưởng tới ngoại hình mà còn đe dọa sức khỏe, chất lượng cuộc sống lâu dài.
Tăng cường rau xanh, trái cây. Rau xanh và trái cây cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, có lợi cho sức khỏe và nỗ lực ngừa ung thư. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là chất béo.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Đại học California cho thấy, chế độ ăn ít chất béo làm giảm tỷ lệ mắc, tái phát ung thư vú ở phụ nữ. Họ cũng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ khoảng 33,3 gam chất béo mà thôi.
Tăng cường hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy, việc tham gia thường xuyên các hoạt động thể chất góp phần giảm tới 10 – 30% nguy cơ mắc bệnh. Chỉ cần kiên trì dành 30 phút đi bộ mỗi ngày là bạn có thể bảo vệ cơ thể mình tránh xa ung thư vú.
Hạn chế tối đa lượng rượu đưa vào cơ thể. Các thành phần trong rượu khi đi vào cơ thể dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Chính vì vậy, phụ nữ tốt nhất ngừng uống rượu hoặc chỉ uống không quá một ly mỗi ngày.
Không hút thuốc lá. Không chỉ đối với ung thư vú, thuốc lá được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây nên các loại ung thư. So với hút thuốc chủ động, người hút thuốc lá bị động cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.
Nuôi con bằng sữa mẹ. Người ta cho rằng cho con bú làm giảm mức độ của kích thích tố liên quan đến bệnh ung thư trong máu của người mẹ. Các tế bào bị hư hỏng có thể dẫn đến ung thư sẽ được cơ thể đào thải khi cho con bú.
Hạn chế liệu pháp hormone. Lạm dụng liệu pháp hormon dễ khiến phụ nữ thời mãn kinh đối diện với nguy cơ ung thư vú. Nếu việc sử dụng là cần thiết, bạn không nên dùng nó liên tục trong vòng ba năm.
Sàng lọc ung thư vú thường xuyên. Việc làm này đặc biệt quan trọng với người được xác định chứa gen BRCA, có người thân từng mắc bệnh. Việc sàng lọc theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp bạn dễ dàng phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Từ đó, đưa ra phản ứng kịp thời nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.