Ung thư máu bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào nằm trong máu hoặc tủy xương. Theo thời gian, tế bào này không phát triển rồi mất đi theo quy luật thông thường mà ngày càng tích tụ, tăng đột biến. Bệnh có ba dạng chính là ung thư máu, ung thư hạch và đa u tủy. Cho đến nay, lý do khiến tế bào khỏe mạnh bỗng dưng đột biến, phát triển bất thường vẫn chưa được làm rõ. Dù vậy, giới chuyên gia tin rằng rất có thể bệnh bắt nguồn từ các vấn đề trong hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể người có khả năng mắc bệnh, di căn mạnh hơn. Chẳng hạn nếu mắc AIDS, bạn dễ đối diện với nguy cơ ung thư máu cao hơn 50 – 100 lần. Không chỉ giảm khả năng chống chọi với các yếu tố gây bệnh bên ngoài, hệ miễn dịch suy yếu còn khiến mạng lưới phòng vệ của cơ thể dễ bị nhầm lẫn giữa yếu tố gây hại với tế bào khỏe mạnh, từ đó “bỏ sót” đối thủ một cách dễ dàng. Tiếp xúc với bức xạ. Việc tiếp xúc với bức xạ góp phần đáng kể trong quá trình gây ung thư. Cụ thể, những chùm tia năng lượng cao có khả năng gây ra đột biến ở tế bào máu. Dù vậy, bạn không cần quá lo lắng khi thực hiện xạ trị hay chụp X – quang. Các chuyên gia nỗ lực giảm thiểu lượng bức xạ trong chúng nhằm bảo vệ sức khỏe cơ thể bệnh nhân.
Tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, sử dụng nước ô nhiễm cùng các hóa chất chứa nitrat được xem là mầm mống gây ung thư máu. Đặc biệt, các nhà khoa học tiết lộ việc tiếp xúc với benzen chứa nhiều trong xăng và thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bạch cầu lymphocytic cấp tính và bạch cầu dòng tủy mãn tính. Ảnh hưởng quá trình thực hiện hóa trị. Hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư khi đi vào cơ thể khó nhận biết được đâu là tế bào mục tiêu. Theo cách này, chúng ảnh hưởng cả tế bào bệnh và tế bào lành.
Vi rút. Bên cạnh việc sử dụng hóa chất điều trị bệnh, các nhà khoa học nhận thấy một vài loại vi rút cũng mang lại mối nguy ung thư máu đáng lo ngại. Cụ thể, vi rút Epstein-Barr (châu Phi), vi rút HTLV-I (vùng biển Caribbean, Nhật Bản, Mỹ) có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư hạch.
Gia đình có người thân từng mắc bệnh. Quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy ung thư máu có khả năng di truyền. Dù có thể bỏ qua một vài thế hệ song nếu có người thân từng mắc bệnh, bạn nên cảnh giác cao độ. Bên cạnh đó, ung thư máu còn liên quan đến vấn đề tuổi tác; mắc các bệnh nhiễm trùng. Và thói quen hút thuốc lá.
Ung thư máu bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào nằm trong máu hoặc tủy xương. Theo thời gian, tế bào này không phát triển rồi mất đi theo quy luật thông thường mà ngày càng tích tụ, tăng đột biến.
Bệnh có ba dạng chính là ung thư máu, ung thư hạch và đa u tủy. Cho đến nay, lý do khiến tế bào khỏe mạnh bỗng dưng đột biến, phát triển bất thường vẫn chưa được làm rõ.
Dù vậy, giới chuyên gia tin rằng rất có thể bệnh bắt nguồn từ các vấn đề trong hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể người có khả năng mắc bệnh, di căn mạnh hơn. Chẳng hạn nếu mắc AIDS, bạn dễ đối diện với nguy cơ ung thư máu cao hơn 50 – 100 lần.
Không chỉ giảm khả năng chống chọi với các yếu tố gây bệnh bên ngoài, hệ miễn dịch suy yếu còn khiến mạng lưới phòng vệ của cơ thể dễ bị nhầm lẫn giữa yếu tố gây hại với tế bào khỏe mạnh, từ đó “bỏ sót” đối thủ một cách dễ dàng.
Tiếp xúc với bức xạ. Việc tiếp xúc với bức xạ góp phần đáng kể trong quá trình gây ung thư. Cụ thể, những chùm tia năng lượng cao có khả năng gây ra đột biến ở tế bào máu. Dù vậy, bạn không cần quá lo lắng khi thực hiện xạ trị hay chụp X – quang. Các chuyên gia nỗ lực giảm thiểu lượng bức xạ trong chúng nhằm bảo vệ sức khỏe cơ thể bệnh nhân.
Tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, sử dụng nước ô nhiễm cùng các hóa chất chứa nitrat được xem là mầm mống gây ung thư máu. Đặc biệt, các nhà khoa học tiết lộ việc tiếp xúc với benzen chứa nhiều trong xăng và thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bạch cầu lymphocytic cấp tính và bạch cầu dòng tủy mãn tính.
Ảnh hưởng quá trình thực hiện hóa trị. Hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư khi đi vào cơ thể khó nhận biết được đâu là tế bào mục tiêu. Theo cách này, chúng ảnh hưởng cả tế bào bệnh và tế bào lành.
Vi rút. Bên cạnh việc sử dụng hóa chất điều trị bệnh, các nhà khoa học nhận thấy một vài loại vi rút cũng mang lại mối nguy ung thư máu đáng lo ngại. Cụ thể, vi rút Epstein-Barr (châu Phi), vi rút HTLV-I (vùng biển Caribbean, Nhật Bản, Mỹ) có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư hạch.
Gia đình có người thân từng mắc bệnh. Quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy ung thư máu có khả năng di truyền. Dù có thể bỏ qua một vài thế hệ song nếu có người thân từng mắc bệnh, bạn nên cảnh giác cao độ.
Bên cạnh đó, ung thư máu còn liên quan đến vấn đề tuổi tác; mắc các bệnh nhiễm trùng.
Và thói quen hút thuốc lá.