Dũng "mặt sắt" và Phương "Ninh hột" huyết chiến tình thù

Google News

Giang hồ đất Mỏ đã thấy ngay cái chất đểu của Dũng “mặt sắt” nhưng chẳng đứa nào “đủ cơ” để làm một cuộc lật đổ như Dũng.

Dũng là thằng giang hồ ngông nghênh, không biết sợ; thích khoa trương như bản chất thì tàn độc. Người hiểu chuyện nói rằng, khi Dũng bị “sờ gáy”, nhiều VIP mới ngỡ ngàng trước sự lộng hành và cách dựa hơi kiếm bộn tiền của vợ chồng giang hồ này.
Ngọa hổ tàng long
Thông tin về tuổi tác của Dũng "mặt sắt" và Phương "Ninh hột" người ta cũng bán tín bán nghi?. Khi Phương bắt đầu lập nghiệp ở vùng biên này thì Dũng mới bắt đầu chập chững biết đi. Nghiệp bao biên gắn với cuộc đời anh em Phương từ những năm 80 của thế kỷ trước. Người thạo tin bảo rằng, Phương bắt đầu làm chủ vùng biên đối với hàng lậu từ cuối những năm 80. Thực tế, những năm đó, cửa khẩu Móng Cái vẫn vắng người vô cùng. Nó gần như là nơi chỉ dành cho những kẻ buôn hàng lậu đến đó. Mặt hàng hải sản, cao su, phế liệu và sau đó là động vật tươi sống (như khỉ, tê tê, rùa, ba ba, nhím...) chuyên đi qua cửa khẩu lậu này sang Trung Quốc.
Dung
Vợ chồng Dũng "mắt sắt" cùng với chiếc siêu xe. 
Để thành ông chủ vùng biên, ngoài việc chi tiền, được các VIP ủng hộ thì anh em nhà Phương cũng phải “chiến đấu” quyết liệt với đám giang hồ bản địa. Bởi, Phương là người nơi khác đến vùng biên Móng Cái lập nghiệp ở thuở, nơi này được coi là còn hoang sơ, đầy những bí ẩn và nguy hiểm. Những cái tên như Sĩ “mặt ma”, Dũng “táo lê” ... đã từng là nỗi kinh hoàng của dân buôn lậu. Chúng không cho con buôn đóng “phế” mà thích thì cướp cả chuyến hàng, không thích thì thôi hoặc “sướng” lên thì làm nửa...
Chúng hoạt động theo kiểu kẻ cướp chứ không phải theo giang hồ nên dân buôn thời đó rất kiềng loại giang hồ này. Anh em Phương đã tập hợp những kẻ buôn lậu lại, cho họ “làm luật” và họ được chuyển hàng ra, vào biên giới mà không bị gây khó khăn. Thế là cuộc chiến giữa Phương và Dũng “táo lê”, Sĩ “mặt ma” xảy ra. Bằng sự khôn ngoan, biết lợi dụng cái sự tiến bộ của đồng tiền, Phương đã giải quyết gọn Dũng và Sĩ để thống soái vùng biên.
Người hiểu chuyện bảo rằng, hàng tháng, con buôn, các chủ hàng phải đóng “phí” nhất định cho anh em nhà Phương. Rồi từ khoản tiền đó, Phương cũng trích ra biếu VIP. Với bọn Dũng “táo lê” và Sĩ “mặt ma”, Phương không đuổi cùng, giết tận mà vẫn nhận đàn em của chúng vào làm cho mình. Khi Dũng và Sĩ ở trong tù, Phương vẫn cho đàn em đến thăm hỏi và tặng quà. Khi hai giang hồ này ra tù, Phương cũng rất tình, chu cấp cho họ tiền tiêu trong vài tháng.
Dũng “táo lê” và Sĩ “mặt ma” là những giang hồ hiểu chuyện. Khi ra tù, họ thấy cả Chấn “điên”, Cường “cao” – giang hồ đời đầu của đất Mỏ ở với Phương mà không có xung đột gì. Thế nên, họ chỉ nhận sự giúp đỡ của anh em Phương trong một thời gian ngắn, tìm được việc làm, họ đi mà không trở lại. Bây giờ cũng chẳng biết họ ra sao. Vì thế, chuyện Phương quan hệ với giang hồ đời đầu của đất Mỏ, giờ là giai thoại nhiều hơn đời thực.
Dù là “ông trùm” bao biên nhiều năm nhưng đời sống của anh em nhà Phương khá bình thường. Có điều kiện kinh tế hơn người nhưng họ chưa bao giờ hống hách tới mức, bao trọn một nhà hàng nổi tiếng nhất để “đập phá”, để thể hiện đẳng cấp gì đó. Người thạo tin thừa nhận, trong đời sống thường nhật, Phương là người biết cách chi tiêu, không phung phí.
Anh em nhà Phương có rất nhiều xe ô tô tải để chở đất, đổ đất cho các công trình. Họ chỉ có một, hai chiếc xe con để quan hệ và đưa cả nhà đi chơi. Thời đó, như thế là oách rồi. Đời sống của Phương cũng rất giản dị, ngoài đi tiếp khách, đi ăn uống với anh em, bạn bè, Phương không đi bar, sàn, vũ trường mà chỉ chí thú với vợ con.
Duy nhất một người em trai của Phương là được đưa vào đường dây, còn lại, vợ, con, các em gái, em rể, cháu... đều làm doanh nghiệp ở ngoài, không dính dáng đến chuyện bao biên của mình. Phương tạo một vỏ bọc khá tốt cho người thân của mình sống yên ổn. Khi Phương và em trai bị bắt, những người thân khác ở ngoài vẫn quản lý công việc, vẫn nhiều việc để làm chứ không phải khổ, phải trốn chui, chốn lủi như vợ và anh em của “đệ tử chân truyền”.
Cứ nghĩ đệ tử cũng giống mình nên anh em nhà Phương không đề phòng giang hồ, dù biết nó hiểm ác.
Những đòn tàn độc
Sau khi anh em nhà đại ca bị lật kèo, giang hồ đất Mỏ đã thấy ngay cái chất đểu của Dũng “mặt sắt” nhưng chẳng đứa nào “đủ cơ” để làm một cuộc lật đổ như Dũng đã thực hiện với đại ca của mình. Họ không đủ tiền, đủ quan hệ và quan trọng nhất là không đủ tàn độc để làm cái điều mà Dũng đã làm với đại ca của mình.
Thực tế, anh em nhà Dũng kiếm được rất nhiều tiền và quyền lực ngầm. Bởi thế, tập đoàn tội phạm nhà Dũng rất hống hách và tàn độc ở vùng biên này. Dũng “nuôi” rất nhiều đệ tử nghiện để tiện cho hành động vi phạm pháp luật của mình. Vì, đã nghiện, đã thèm thuốc, Dũng bảo làm gì chúng chẳng làm, miễn cấp thuốc cho chúng xài.
Dung
Những chiếc xe bị tạm giữ vì liên quan nghi án xe lậu. 
Ngoài ra, Dũng còn cho phép đàn em dưới trướng lộng hành tới mức thích là đánh nhau, truy sát, không cần lý do. Chuyện đời sống thì được Dũng khoa trương hết cỡ. Đệ tử của Dũng tha hồ “làm loạn” nhà hàng, sàn, bar ở đây mà không gặp phải “sự cố” gì. Đệ của Dũng là Ninh Hạt, tàn độc y như đại ca, bị truy nã, vậy mà vẫn thích nổi, tổ chức sinh nhật ở bar lớn nhất vùng biên. Bữa tiệc sinh nhật “xôm tụ” tới mức có nhiều gái và thuốc lắc để thác loạn.
Vợ của Dũng tham gia vào việc phạm tội của chồng một cách tích cực. Ngoài ra, thị cũng không kém chồng, thích thể hiện “sức mạnh giang hồ” bằng việc gây sự với người yếu. Đây là điều tối kỵ trong đời sống xã hội nhưng vợ chồng Dũng đã “đạp bằng đạo đức” để làm việc đó. Thị Phương, vợ Dũng ra đường, gặp chuyện không vừa ý là lấy điện thoại, gọi đệ tử của chồng đến xử lý. Nhiều người dân vô tội đã vô tình bị đánh oan bởi họ đang nhìn, thị Phương cứ ngỡ nhìn mình, gây gổ, không phải vậy, họ giải thích thì thị cho là cãi, gọi đệ đến đánh. Tóm lại, nhiều người không muốn dây với vợ chồng Dũng. Họ còn nói, “tranh cứt cho đỡ thối chân”. Thế mới biết, vợ chồng Dũng tàn độc và hống hách như thế nào?
Dung
 Phương "Ninh hột" và Dũng "mặt sắt" huyết chiến tình thù.
Bốn đối tượng bị bắt giữ sau này gồm: Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Huy Bàng và Bùi Thị Phương - tức Lỵ, vợ của Dũng mặt sắt-về hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Được biết, 3 đối tượng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Huy Bàng thuộc Công ty Tân Đại Dương, một doanh nghiệp chuyên buôn lậu hàng hóa, đặc biệt mặt hàng xe ôtô qua biên giới. Trong vụ án này, Tân Đại Dương cũng là một trong các doanh nghiệp làm thủ tục tạm nhập tại cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh) và tái xuất tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh với số lượng lớn các loại xe ôtô thuộc hạng sang.
Băng nhóm của Ninh Hạt cùng một lúc phạm nhiều tội danh: vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên; hủy hoại tài sản; tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và cơ quan công an đang tiếp tục đấu tranh làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản. Khám xét lán trại của Ninh Hạt và đồng bọn, PC45 đã thu giữ của băng nhóm này 8 khẩu súng các loại.
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(0)