Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News.
Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.
Vết nứt trên cầu Rồng được Ban quản lý cho rằng do bê tông đổ 2 lần xuất hiện rêu ẩm và có hiện tượng đọng nước bên trong. Ảnh: VTC News.
Từ giữa tháng 5/2013, cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) - cây cầu rộng nhất Việt Nam, đã xuất hiện nhiều vết sụt, nứt ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Sau đó không lâu, những đoạn này đã được khắc phục bằng một lớp nhựa mới, tuy nhiên, mặt cầu lại tiếp tục những vết sụt lún chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Hồi giữa tháng 8/2013, khi cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng mới đạt 75% khối lượng xây lắp thì Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phát hiện, tại cây cầu này, phía đầu Vĩnh Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) xuất hiện một vị trí nứt nhỏ trên bản mặt cầu rộng khoảng 0,1 mm, dài khoảng 1 mét. Ngoài ra, lớp nhựa bọc bảo vệ các bó cáp cầu dây văng đã bị cần cẩu làm hư hỏng. Ảnh: Lao Động.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã khuyến cáo chủ đầu tư cần xử lý vết nứt ở mặt cầu phía Vĩnh Ngọc trước khi trải lớp bê tông nhựa, có biện pháp bảo vệ cáp cầu dây văng khi thi công. Riêng vị trí vỏ bọc cáp đã bị hư hỏng, phải có đánh giá và có biện pháp xử lý. Ảnh: VTC News.
Vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 (Hà Nội) được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu 2 - 3 cm, kéo dài hàng trăm mét.
Tuyến cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam này đã thể hiện vai trò quan trọng đối với giao thông Hà Nội hơn 1 năm qua. Tuy nhiên, sự xuống cấp của các công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này khiến người dân không khỏi lo lắng về chất lượng của các công trình xây dựng.Ảnh: Vneconomy.
Trong ảnh là cận cảnh vết nứt tại thân mố phía đông cầu Rồng. Ảnh: VTC News.
Vết nứt chằng chịt phía trên ụ bê tông nối dầm cầu và vòm thép của cầu Vồng đã được công nhân trám trít lại. Ảnh: VTC News.
Vết nứt trên cầu Rồng được Ban quản lý cho rằng do bê tông đổ 2 lần xuất hiện rêu ẩm và có hiện tượng đọng nước bên trong. Ảnh: VTC News.
Từ giữa tháng 5/2013, cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) - cây cầu rộng nhất Việt Nam, đã xuất hiện nhiều vết sụt, nứt ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Sau đó không lâu, những đoạn này đã được khắc phục bằng một lớp nhựa mới, tuy nhiên, mặt cầu lại tiếp tục những vết sụt lún chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
Hồi giữa tháng 8/2013, khi cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng mới đạt 75% khối lượng xây lắp thì Hội đồng nghiệm thu Nhà nước phát hiện, tại cây cầu này, phía đầu Vĩnh Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) xuất hiện một vị trí nứt nhỏ trên bản mặt cầu rộng khoảng 0,1 mm, dài khoảng 1 mét. Ngoài ra, lớp nhựa bọc bảo vệ các bó cáp cầu dây văng đã bị cần cẩu làm hư hỏng. Ảnh: Lao Động.
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã khuyến cáo chủ đầu tư cần xử lý vết nứt ở mặt cầu phía Vĩnh Ngọc trước khi trải lớp bê tông nhựa, có biện pháp bảo vệ cáp cầu dây văng khi thi công. Riêng vị trí vỏ bọc cáp đã bị hư hỏng, phải có đánh giá và có biện pháp xử lý. Ảnh: VTC News.
Vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 (Hà Nội) được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu 2 - 3 cm, kéo dài hàng trăm mét.
Tuyến cầu cạn hiện đại nhất Việt Nam này đã thể hiện vai trò quan trọng đối với giao thông Hà Nội hơn 1 năm qua. Tuy nhiên, sự xuống cấp của các công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này khiến người dân không khỏi lo lắng về chất lượng của các công trình xây dựng.Ảnh: Vneconomy.