Núi Tàu (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) hàng chục năm qua nổi tiếng với lời đồn có 1 kho báu khổng lồ hơn 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật (hay còn gọi là kho báu Yamashita) chôn giấu sau thế chiến thứ 2. Lời đồn về kho báu còn đi kèm với câu chuyện ông Trần Văn Tiệp (hiện 101 tuổi, ngụ TP HCM, là cha của tổng giám đốc một ngân hàng) đã bỏ cả cuộc đời cùng hàng nghìn cây vàng để đi tìm kiếm kho báu này từ năm 1993 cho đến nay. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, việc thăm dò kho báu núi Tàu đã chính thức chấm dứt, khép lại một "huyền thoại" gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, Tổ giám sát việc tìm kiếm tài sản nghi bị chôn giấu trên núi Tàu vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc hết hạn thời gian tìm kiếm sau một năm được cấp phép. Trong đó, tổ yêu cầu các hoạt động tìm kiếm phải chấm dứt, hoàn thổ lại địa hình tự nhiên của núi Tàu từ đầu năm 2015. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, việc tìm kiếm tài sản nghi chôn giấu ở núi Tàu được UBND tỉnh cấp phép từ tháng 10/2011. Bốn năm qua, ông Trần Văn Tiệp cùng cộng sự đã nhiều lần được UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn cho tìm kiếm kho báu tại đây. Trong đợt gia hạn thứ 5 (từ 1/1 đến 31/12 năm 2014), đơn vị tìm kiếm đã cho 7 đợt nổ mìn với 372 mũi khoan với tổng lưu lượng thuốc nổ là 1.890 kg nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu có kho báu trong lòng núi. Các thiết bị thăm dò như khoan, đào đều được ông Tiệp triển khai với những phương pháp hiện đại.Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, ngày 15/11 vừa qua, đơn vị tìm kiếm đã phát hiện một khe nứt nghi là cửa hang vào kho báu nằm ở độ sâu 10 mét so với mặt đất tự nhiên, có chiều rộng 6 mét, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy đây chỉ là khe nứt tự nhiên đã được hình thành từ hàng triệu năm. Trước khi việc thăm dò kho báu tại núi Tàu chính thức chấm dứt, từ tháng 10/2011 đến 31/12/2014, vùng núi này gần như trở thành cấm địa đối với người lạ, vì khoanh đất 2.400m2 quanh núi Tàu đã được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cấp phép cho ông Trần Văn Tiệp tìm kho báu vàng. Hiện, tại khu vực núi Tàu, nhiều hố thăm dò vẫn chưa được lấp. Có những hố được đào xuống khá sâu, ước tính bằng mắt thường khoảng 5m. Có một số hố thăm dò sát chân núi phía biển.
Bản đồ không ảnh về vị trí núi Tàu nằm giữa quốc lộ 1 và biển, đối diện nhà máy Vĩnh Hảo. Chiều dài khu vực thăm dò chừng một cây số và chiều rộng 20m hướng về phía biển.
Từ núi Tàu nhìn thấy biển rất rõ, cách một vùng ruộng. Người dân cho hay ngày xưa biển ăn vào sát chân núi.
Ông Trần Văn Tiệp (ở giữa) tại hiện trường núi Tàu trong thời gian được cấp phép tìm kiếm kho báu ở đây. Một số hiện vật mà ông Tiệp và các cộng sự tìm được trong quá trình thăm dò kho báu ở núi Tàu.
Núi Tàu (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) hàng chục năm qua nổi tiếng với lời đồn có 1 kho báu khổng lồ hơn 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật (hay còn gọi là kho báu Yamashita) chôn giấu sau thế chiến thứ 2. Lời đồn về kho báu còn đi kèm với câu chuyện ông Trần Văn Tiệp (hiện 101 tuổi, ngụ TP HCM, là cha của tổng giám đốc một ngân hàng) đã bỏ cả cuộc đời cùng hàng nghìn cây vàng để đi tìm kiếm kho báu này từ năm 1993 cho đến nay.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2015, việc thăm dò kho báu núi Tàu đã chính thức chấm dứt, khép lại một "huyền thoại" gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, Tổ giám sát việc tìm kiếm tài sản nghi bị chôn giấu trên núi Tàu vừa có báo cáo UBND tỉnh về việc hết hạn thời gian tìm kiếm sau một năm được cấp phép. Trong đó, tổ yêu cầu các hoạt động tìm kiếm phải chấm dứt, hoàn thổ lại địa hình tự nhiên của núi Tàu từ đầu năm 2015.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, việc tìm kiếm tài sản nghi chôn giấu ở núi Tàu được UBND tỉnh cấp phép từ tháng 10/2011. Bốn năm qua, ông Trần Văn Tiệp cùng cộng sự đã nhiều lần được UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn cho tìm kiếm kho báu tại đây.
Trong đợt gia hạn thứ 5 (từ 1/1 đến 31/12 năm 2014), đơn vị tìm kiếm đã cho 7 đợt nổ mìn với 372 mũi khoan với tổng lưu lượng thuốc nổ là 1.890 kg nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu có kho báu trong lòng núi. Các thiết bị thăm dò như khoan, đào đều được ông Tiệp triển khai với những phương pháp hiện đại.
Ông Nguyễn Ngọc Hạnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận cho biết, ngày 15/11 vừa qua, đơn vị tìm kiếm đã phát hiện một khe nứt nghi là cửa hang vào kho báu nằm ở độ sâu 10 mét so với mặt đất tự nhiên, có chiều rộng 6 mét, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy đây chỉ là khe nứt tự nhiên đã được hình thành từ hàng triệu năm.
Trước khi việc thăm dò kho báu tại núi Tàu chính thức chấm dứt, từ tháng 10/2011 đến 31/12/2014, vùng núi này gần như trở thành cấm địa đối với người lạ, vì khoanh đất 2.400m2 quanh núi Tàu đã được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cấp phép cho ông Trần Văn Tiệp tìm kho báu vàng.
Hiện, tại khu vực núi Tàu, nhiều hố thăm dò vẫn chưa được lấp. Có những hố được đào xuống khá sâu, ước tính bằng mắt thường khoảng 5m. Có một số hố thăm dò sát chân núi phía biển.
Bản đồ không ảnh về vị trí núi Tàu nằm giữa quốc lộ 1 và biển, đối diện nhà máy Vĩnh Hảo. Chiều dài khu vực thăm dò chừng một cây số và chiều rộng 20m hướng về phía biển.
Từ núi Tàu nhìn thấy biển rất rõ, cách một vùng ruộng. Người dân cho hay ngày xưa biển ăn vào sát chân núi.
Ông Trần Văn Tiệp (ở giữa) tại hiện trường núi Tàu trong thời gian được cấp phép tìm kiếm kho báu ở đây.
Một số hiện vật mà ông Tiệp và các cộng sự tìm được trong quá trình thăm dò kho báu ở núi Tàu.