Hình phạt nào cho em trai ngáo đá cưa chân chị?

Google News

(Kiến Thức) - Theo luật sư, mặc dù người em cưa chân chị trong tình trạng ngáo đá, đầu óc không tỉnh táo nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự thích đáng. 

Vụ việc người phụ nữ tên T.T.T.D bị u não đang nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thì bị em trai ruột là Trần Tuấn Khương cầm dao gọt hoa quả cắt chân vẫn chưa thôi khiến dư luận kinh hoàng. Kết quả điều tra bước đầu của công an cho thấy, vào thời điểm xảy ra vụ việc, hung thủ đang phê ma túy đá. Nhiều người băn khoăn liệu hung thủ hành động trong lúc đầu óc không bình thường thì phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào. 
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Văn phòng Luật sư Trí Minh, với hành vi này, người em sẽ bị xử lý về tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự. Tỷ lệ thương tật của nạn nhân trên cơ sở kết luận giám định sẽ là căn cứ xác định khung hình phạt đối với người phạm tội.
Hinh phat nao cho em trai ngao da cua chan chi?
Hình phạt nào cho em trai ngáo đá cưa chân chị? Trong ảnh là bà D. sau khi bị em ruột cắt chân. 
Tuy nhiên, ngoài tỷ lệ thương tật (chưa xác định được do chưa có kết luận giám định) trong vụ án này thì người em sẽ bị áp dụng thêm tình tiết định khung khác là “dùng hung khí nguy hiểm” (dùng dao), phạm tội với người “không có khả năng tự vệ” (nạn nhân đang bị ốm nặng phải nằm một chỗ và còn bị và có thể là cả tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” theo quy định tại Khoản 1 Điều 104. Sở dĩ dùng từ “có thể” cho tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” vì quy định của pháp luật hình sự về tình tiết này còn hạn chế. Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn là nếu làm mất một bộ phận của cơ thể mà thương tật dưới 11% thì đó là một trong các trường hợp về gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Nhưng ở đây thương tích gần như chắc chắn trên 11% thì thành là cố tật nặng rồi, mà Điều 104 Bộ luật Hình sự chỉ quy định “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” mới là tình tiết định khung, vậy áp dụng như thế nào đang còn tranh cãi.
"Mặc dù người em hành động như vậy là do dùng chất kích thích. Tuy nhiên theo Điều 14 Bộ luật Hình sự thì “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đấy là chưa nói việc sử dụng ma túy đá đã là hành vi vi phạm pháp luật”, Luật sư Thạch cho biết. 

Minh Hiếu

Bình luận(0)