Theo ông Lê Công Tuấn, đây là lần thứ 2 bà Tư (chưa rõ họ), ngụ tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện khám chữa bệnh.
Trước đó, từ một người chuyên buôn bán vặt ở chợ Liên Nghĩa bà Từ bỗng nhiên trở thành “thần y”, tiếng nổi như cồn từ những lời đồn thổi vô căn cứ. Khoảng 3 năm nay, bà Tư bỏ nghề buôn thúng bán bưng ở chợ để trở thành “thần y” chữa được bách bệnh. Điều kỳ lạ, thuốc của "thần y" này chính là những câu “thần chú” và nước lã.
Vì lòng tin mù quáng, hằng ngày có từ vài chục đến cả trăm người từ khắp mọi nơi kéo về nhà bà Tư chữa bệnh.
|
Mọi người ngồi chờ đến lượt mình được bà Tư chữa bệnh bằng "thần chú" và nước lã |
Bệnh nhân khi đến nhà bà Tư đều phải tự mang theo một chai nước lọc, đó chính là “thuốc”. Một công thức chữa bệnh được bà Tư áp dụng cho tất cả các bệnh nhân từ những bệnh đơn giản như đau mỏi chân tay, nhức đầu, đau khớp đến những bệnh nan y như ung thư, câm, ngọng... là để bệnh nhân ngồi lên ghế, hai chân gác lên đùi của bà Tư, bà lấy ít nước lã vẩy lên người và quệt sáp (giống dầu cù là) lên mặt bệnh nhân, xoa xoa, bóp bóp từ đầu đến chân bệnh nhân. Chừng 5 phút, bệnh nhân đổi tư thế quay lưng lại, bà Tư dùng chân đạp mạnh vài cái vào lưng… là xong.
Theo phản ánh của người dân, không ít hôm mới chỉ hơn 7h, trong nhà bà Tư đã có tới gần 100 bệnh nhân xếp hàng, đứng ngồi la liệt khắp trong nhà ngoài ngõ, đông nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần. Khi đã nhận đủ bệnh nhân khám trong ngày, bà Tư cho người ra khóa cổng, treo bảng không nhận thêm bệnh nhân. Theo thứ tự, mỗi người bệnh lọt được vào khuôn viên gia đình bà Tư sẽ phải lấy một số để được “diện kiến” bà Tư chữa bệnh.
Thời gian bà Tư dành để chữa bệnh cho mỗi bệnh nhân là khoảng 5 phút. Sau khi niệm “thần chú” vào chai nước mà bệnh nhân cầm từ nhà đi, bà Tư căn dặn chỉ được uống “thuốc” này khi về tới nhà. Sau mỗi lần khám, bệnh nhân bỏ vào hòm công đức từ 20.000 – 50.0000 đồng, nhiều người còn dúi vào túi và Tư hàng trăm nghìn đồng.
Bà Đinh Thị Phúc, Trưởng phòng Y tế huyện Đức Trọng, cho biết, năm ngoái phòng y tế phối hợp với cơ quan liên quan đến kiểm tra và yêu cầu bà Tư ngừng hoạt động, bà cũng chấp hành nhưng đi nơi khác một thời gian rồi lại trở về.
Theo bà Phúc, bà Tư hành nghề khoảng 3 năm nay, chỉ chữa bệnh bằng tâm linh, mê tín dị đoan chứ không chích thuốc, bốc thuốc cho uống. Do người bệnh quá tin, rồi nghĩ rằng mình hết bệnh chứ thực tế thì chẳng có hiệu quả gì.
TIN LIÊN QUAN
BÀI ĐỌC NHIỀU