Điều gì sẽ xảy ra với đường huyết nếu bạn uống cà phê mỗi ngày?

Google News

Đối với lượng đường trong máu, tác động của caffeine đem tới như thế nào?

Cà phê là thức uống phổ biến trong thời hiện đại. Không thể phủ nhận hương vị cũng như lợi ích mà món đồ uống này đem lại. Tuy nhiên đối với lượng đường trong máu, tác động của caffeine đem tới như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lợi ích của việc uống cà phê

Cà phê là món đồ uống vô cùng hấp dẫn, tuy nhiên cà phê từng bị cho rằng không tốt cho sức khỏe của bạn. Dù vậy, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể bảo vệ cơ thể trước một số loại ung thư, bệnh gan và thậm chí cả trầm cảm.

Cũng có nghiên cứu hấp dẫn cho thấy rằng việc sử dụng cà phê thực sự có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Đây là một tin tốt cho dân công sở, những người thường xuyên phải sử dụng cà phê để có một ngày làm việc tỉnh táo, hiệu quả.

Dieu gi se xay ra voi duong huyet neu ban uong ca phe moi ngay?

Cà phê ảnh hưởng như thế nào tới đường huyết và có thể đem tới những tác dụng phụ cho người đã mắc bệnh tiểu đường hay không?

1. Cà phê có thể thay đổi lượng đường trong máu và kháng insulin

Mặc dù cà phê có thể có lợi cho việc bảo vệ mọi người chống lại bệnh tiểu đường, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê nguyên chất lại có thể gây nguy hiểm cho những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu năm 2004 chỉ ra rằng, nếu những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống một viên caffeine trước khi ăn thì sẽ dẫn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn cao hơn. Nó cũng cho thấy sự gia tăng kháng insulin, dẫn đến đường không thể đi vào tế bào và bị ứ lại trong máu làm tăng đường huyết.

Đồng thời, cà phê làm tăng phóng thích adrenalin là chất làm tăng đường huyết, adrenalin còn gây run tay, hồi hộp và tăng huyết áp.

Dựa theo nghiên cứu năm 2018, yếu tố gen di truyền có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình chuyển hóa caffeine và cách mà nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu này, những người chuyển hóa caffeine chậm hơn cho thấy lượng đường trong máu cao hơn những người chuyển hóa caffeine nhanh hơn về mặt di truyền.

2. Cà phê có khả năng ngăn ngừa bệnh tiểu đường hay không?

Những lợi ích sức khỏe của cà phê đối với bệnh tiểu đường là khác nhau trong các trường hợp. Trên thực tế, caffeine đã được chứng minh trong thời gian ngắn có thể làm tăng cả lượng glucose và insulin. Trong một nghiên cứu nhỏ liên quan đến nam giới, loại cà phê đã khử caffeine thậm chí còn làm tăng lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, vào năm 2014, các nhà khoa học tại Harvard đã công bố kết quả của một cuộc nghiên cứu theo dõi hơn 100.000 người trong khoảng 20 năm. Họ phát hiện ra rằng những người tăng lượng cà phê của họ trên một tách/ngày có thể giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Trong khi đó, những người giảm lượng cà phê xuống một tách/ngày sẽ tăng 17% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Với nghiên cứu này, các nhà khoa học vẫn chưa công bố nguyên nhân tại sao cà phê lại có tác động đến sự phát triển của bệnh tiểu đường như vậy, theo Healthline.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác từ tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và công bố thông tin khoa học liên quan đến cà phê và sức khỏe - viện thông tin khoa học về cà phê Institute for Scientific Information on Coffee - đã phân tích 30 nghiên cứu bao gồm dữ liệu của gần 1,2 triệu người tham gia.

Kết quả đã phát hiện những người uống 3 - 4 tách cà phê/ngày có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 so với những người uống từ 2 tách trở xuống. Ngay cả cà phê không chứa caffeine cũng đem tới tác dụng tương tự.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, các hợp chất được hình thành một cách tự nhiên trong khi pha cà phê, như caffeine, axit caffeic, trigonelline và cafestol có thể là nhân tố đem tới lợi ích này. Chúng đã đem tới ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, các hợp chất được hình thành một cách tự nhiên trong khi pha cà phê, như caffeine, axit caffeic, trigonelline và cafestol có thể là nhân tố đem tới lợi ích này. Chúng đã đem tới ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu.

Đồng thời nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống cà phê vừa phải có thể có tác dụng chống viêm và tăng cường chất chống oxy hóa.

Người bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Cà phê là thức uống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên nó lại không phù hợp với những người có bệnh lý như cao huyết áp, mỡ trong máu cao, đường trong máu cao. Chất caffein có trong cà phê có thể khiến tình trạng bệnh lý của họ trở nên nghiêm trọng hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.

Trong cà phê có chứa chất caffein. Đây là chất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết đường huyết của người bệnh, nhất là đối với người bệnh tiểu đường type 2.

Theo kết quả nghiên cứu, cà phê phải làm tăng lượng đường huyết sau ăn và lượng đường huyết trung bình trong ngày lên 8%. Nếu người tiểu đường uống cà phê vào buổi tối, lượng đường huyết có thể tăng lên đến 26% do cà phê.

Nguyên nhân khiến cà phê ảnh hưởng đến đường huyết ở người bệnh tiểu đường

- Thứ nhất, cà phê có tính kháng lại insulin - chất có tác dụng làm giảm đường huyết khiến lượng đường không thể đi vào tế bào mà ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết.

- Thứ hai, uống cà phê giúp giải phóng adrenalin là một chất gián tiếp là tăng đường huyết đồng thời gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.

- Thứ ba, cà phê cũng có thể khiến huyết áp tăng cao tạm thời trong 3-4 tiếng do tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn hơn. Dù vậy nghiên cứu này chỉ kêu gọi người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống cà phê.

Ngoài ra, việc người tiểu đường uống cà phê quá nhiều mỗi ngày, đặc biệt là người bệnh tiểu đường kèm theo cao huyết áp. Khi uống một lượng lớn caffein có trong cà phê có thể gây mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Chính vì thế đây là món đồ uống cần phải hạn chế.

Đối với những người có lượng đường được kiểm soát chặt chẽ, ổn định thì việc sử dụng caffe một lượng vừa phải gần như không có ảnh hưởng. Ngược lại, đối với những bệnh nhân có lượng đường huyết khó kiểm soát thì việc ngưng uống cà phê là việc cần thiết.

Làm thế nào để giảm nỗi lo đường huyết khi uống cà phê?

Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường nhưng lo lắng về nguy cơ, hãy cẩn thận trước khi tăng lượng cà phê của bạn. Đặc biệt là với các loại cà phê pha chế thêm chất làm ngọt hoặc các sản phẩm từ sữa.

Tác động của đường và chất béo trong nhiều cà phê có thể lấn át bất kỳ tác dụng bảo vệ nào của cà phê đối với sức khỏe. Một khi chất ngọt được thêm vào, món đồ uống phổ biến này sẽ làm tăng thêm tình trạng kháng insulin, đồng thời tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Để cà phê “lành mạnh” mà vẫn đảm bảo hương vị, một số sự lựa chọn được Healthline gợi ý bao gồm:

- Yêu cầu giảm lượng siro tạo hương vị khi đặt hàng từ các cửa hàng cà phê.

- Thêm vani không đường và quế để tăng hương vị mà không chứa carb, có thể là sữa dừa, hạt lanh hoặc hạnh nhân…

Những điều cần ghi nhớ:

- Thanh thiếu niên nên sử dụng dưới 100 miligam caffeine mỗi ngày. Điều này bao gồm tất cả đồ uống có chứa caffeine , không chỉ cà phê.

- Trẻ nhỏ nên tránh đồ uống có chứa caffeine.

- Thêm quá nhiều chất ngọt hoặc kem có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và thừa cân.

Lưu ý rằng, nên thử giảm lượng đường hoặc chất béo khi uống với cà phê. Bên cạnh đó, những người có vấn đề về sức khỏe hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, tập thể dục và những tác động mà uống cà phê có thể đem lại.

Theo Vũ Ngọc/Phunutoday

>> xem thêm

Bình luận(0)