Hệ thống phòng không Ukraine đang gặp khó khăn với các đợt tên lửa đạn đạo từ Nga, nguyên nhân gây ra thiệt hại của nhiều thường dân tại Kyiv và Kharkiv.
|
Ảnh: Reuters |
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, tên lửa Iskander-M của Nga, được phòng từ Belarus và lãnh thổ Nga, đang được sử dụng kèm những tên lửa bẫy mồi nhằm đánh lừa và vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine.
Hình ảnh của những tên lửa mồi này đã được chụp lại ở nhiều nơi trên chiến trường Ukraine trong vài ngày qua. Những quả tên lửa mồi trước đó được tình nghi là những quả bom bi dựa trên hình dạng và kích cỡ của chúng.
Tuy nhiên, các chuyên gia vũ khí cho biết rất có thể các vật này là tên lửa mồi đi kèm hệ thống tên lửa Iskander-M mà Nga đã không tiết lộ với các quốc gia khác để chúng không bị phát hiện và phân tích bởi các nước phương Tây.
Richard Stevens, một cựu chuyên gia bom mìn cho biết ông chưa từng thấy các vật thể tương tự vậy trước đây. “Chưa một ai có cơ hội nhìn thấy thứ này,” ông trả lời The New York Times.
|
Vật thể nghi là bẫy mồi Nga dùng ở Ukraine. Ảnh: Bolnews |
Những tên lửa mồi này có màu trắng, dài khoảng 3.3m và có phần đuôi màu cam, Cục Tình báo Mỹ cho biết. Chúng được thiết kế nhằm bảo về những quả tên lửa đạn đạo thực thụ khỏi bị bắn phá bởi hệ thống phòng không sử dụng hệ thống tầm nhiệt hoặc định vị qua radar.
Những quả mồi này cũng được trang bị các thiết bị điện tử có thể phát sóng radio, khiến hệ thống phòng không cho rằng chúng chính là những quả tên lửa thật. Điều này sẽ khiến các hệ thống phòng không bắn hạ những quả mồi trong khi những quả tên lửa thực thụ tiến tới mục tiêu.
Nếu không thể bảo vệ những quả tên lửa Iskander, quả mồi sẽ phát sóng radio nhằm làm nhiễu tín hiệu của radar đối phương, khiến những quả tên lửa phòng không định hướng sai lệch, từ đó không thể đánh chặn đòn tấn công.
Ngoài ra, trong các quả mồi cũng phát ra các sóng nhiệt cao – được cho là từ việc đốt nóng ma-giê – thu hút các tên lửa phòng không sử dụng hệ thống dò nhiệt. Trong khi đó các tên lửa Iskander, được đưa vào sử dụng từ 2006, lại dùng động cơ nhiên liệu thể rắn, sản sinh ra nhiệt lượng thấp hơn.
Tên lửa đạn đạo được quân đội Nga sử dụng có tầm bắn lên tới gần 500km, tuy nhiên những tên lửa do Nga bán ra nước ngoài lại chỉ có tầm bắn bằng một nửa. Ngoài ra, với việc không bán kèm những quả mồi, rất có thể Nga đang quyết tâm không tiết lộ những vũ khí bí mật của mình với phương Tây.
Jeffrey Lewis, một giáo sư tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Montana, California cho biết việc sử dụng những quả mồi này cho thấy Nga đang “mong kết thúc xung đột nhanh chóng”, bởi nước này biết những vũ khí của mình sẽ bị phương Tây thu thập và nghiên cứu.
NATO hiện muốn nghiên cứu những quả mồi này nhằm phát triển các biện pháp đối phó nhằm vô hiệu hóa chúng trong trường hợp chính họ cũng bị tấn công bởi các phương pháp tương tự.