Theo trang web Forbes của Mỹ, Lực lượng Không quân Trung Quốc đã điều động một đội hình hùng hậu, gồm 8 máy bay ném bom H-6K và các máy bay chiến đấu hộ tống, để hành trình trên eo biển Đài Loan vào cuối tuần trước.Một số chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu "mạnh", mà Trung Quốc gửi cho Mỹ và đảo Đài Loan, nhằm cảnh báo về hành động "không nhân nhượng" của Trung Quốc. Cùng ngày, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt lên đường tiến vào Biển Đông.PLA hẳn đã lường trước được sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ tại eo biển Đài Loan; nhiệm vụ hành trình của máy bay ném bom này, không chỉ là cuộc diễn tập xung đột ở eo biển Đài Loan, mà còn ám chỉ rằng, PLA có thể nhắm vào hàng không mẫu hạm Mỹ.Một điều khẳng định, đó là Quân đội Trung Quốc (PLA) phải cần nhiều hơn số 8 máy bay ném bom trên, để tấn công một tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Theo tính toán, để tiêu diệt được tàu sân bay của Mỹ, PLA phải cần điều động một số lượng H-6, gấp nhiều lần số máy bay trên.Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã triển khai các máy bay ném bom Tu-95, Tu-16 và Tu-22M để tấn công các tàu sân bay của Mỹ. Để đối phó lại, Hải quân Mỹ đã triển khai máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix và máy bay cảnh báo sớm E-2C, làm nhiệm vụ dẫn đường cho F-14. Cách xử lý của Hải quân Mỹ là khi phát hiện máy bay ném bom của Liên Xô từ xa, các máy bay chiến đấu F-14 sẽ xuất kích, dưới sự dẫn dắt của máy bay cảnh báo sớm E-2C; sẵn sàng dùng tên lửa AIM-54, để bắn hạ tên lửa chống hạm KSR-5 và Kh-22 từ máy bay ném bom Liên Xô phóng ra, trước khi chúng kịp tiếp cận tàu chiến Mỹ.Đồng thời lúc này, hệ thống phòng không của các tàu hộ tống hàng không mẫu hạm của Mỹ, cũng sẽ tham gia đánh chặn các tên lửa chống hạm của Liên Xô. Tuy nhiên trận "không chiến vòng ngoài" giữa F-14 và máy bay ném bom Liên Xô, sẽ được tiến hành cách hàng không mẫu hạm 700 km.Để đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, Liên Xô dự kiến con số thương vong nặng nề. Các chuyên gia quân sự Liên Xô tính toán rằng, họ cần tổng cộng khoảng 100 máy bay ném bom (tương đương hai sư đoàn), để tiêu diệt một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.Máy bay ném bom H-6 và tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc nhìn chung tương tự như máy bay ném bom và tên lửa của Liên Xô. Mà trên thực tế, H-6 là phiên bản sao chép máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Và hiện nay, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với quân đội Mỹ theo cách tương tự.Nhưng có một điều may mắn cho Trung Quốc, là hiện nay cả F-14 và tên lửa AIM-54 đã bị Hải quân Mỹ cho loại biên từ nhiều năm trước. Các tên lửa AMRAAM và tiêm kích hạm F/A-18 hay thế chúng, thì không đủ tầm. Khả năng phòng không, của tiêm kích hạm Hải quân Mỹ ngày nay, được đánh giá yếu hơn so với những năm 1980.Điều này có nghĩa là trận không chiến "ngoài cùng", có thể diễn ra gần tàu sân bay Mỹ hơn, tạo cơ hội cho máy bay ném bom Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm cao hơn. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đừng vội mừng, nhờ mạng lưới liên kết dữ liệu mới, Hải quân Mỹ năm 2021 có thể liên lạc và phối hợp tốt hơn so với 40 năm trước.Do máy bay ném bom cần sự hộ tống sát sao của máy bay chiến đấu, mà hiện tại Trung Quốc gần như không có máy bay tiếp dầu lớn trên không, nên họ không thể mở rộng phạm vi hoạt động, của số máy bay chiến đấu này; nên Trung Quốc buộc phải xây dựng các sân bay ven biển, để có thể bảo vệ H-6 trước các cuộc "tìm diệt" của tiêm kích hạm F/A-18.Trung Quốc cũng cố gắng khắc phục, tầm hoạt động ngắn của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, bằng cách triển khai những máy bay này trên các căn cứ trên đảo. Tuy nhiên những căn cứ này hết sức "mong manh", nó mang tính "phô trương" nhiều hơn là tính thực tế.Quân đội Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 200 máy bay ném bom H-6. Tất nhiên, hầu như không lực lượng không quân nào, có thể đảm bảo 100% máy bay của họ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và số máy bay ném bom, duy trì tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu chỉ khoảng 50%.Do đó, nếu tính huống xung đột xảy ra, Trung Quốc không có đủ số máy bay ném bom H-6 cần thiết, để tiến hành các cuộc tập kích quy mô lớn vào nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Và số máy bay ném bom còn lại, không thể thực hiện nhiệm vụ tấn công đợt hai.Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện có 5 hàng không mẫu hạm, mặc dù chỉ một chiếc bị đánh chìm cũng tạo thành một tổn thất rất lớn. Nhưng với lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc hiện tại, họ chỉ có thể thực hiện một số cuộc tấn công vào tàu sân bay Mỹ, nhưng điều này là không đủ. Nguồn ảnh: Sina.
Theo trang web Forbes của Mỹ, Lực lượng Không quân Trung Quốc đã điều động một đội hình hùng hậu, gồm 8 máy bay ném bom H-6K và các máy bay chiến đấu hộ tống, để hành trình trên eo biển Đài Loan vào cuối tuần trước.
Một số chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu "mạnh", mà Trung Quốc gửi cho Mỹ và đảo Đài Loan, nhằm cảnh báo về hành động "không nhân nhượng" của Trung Quốc. Cùng ngày, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt lên đường tiến vào Biển Đông.
PLA hẳn đã lường trước được sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ tại eo biển Đài Loan; nhiệm vụ hành trình của máy bay ném bom này, không chỉ là cuộc diễn tập xung đột ở eo biển Đài Loan, mà còn ám chỉ rằng, PLA có thể nhắm vào hàng không mẫu hạm Mỹ.
Một điều khẳng định, đó là Quân đội Trung Quốc (PLA) phải cần nhiều hơn số 8 máy bay ném bom trên, để tấn công một tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Theo tính toán, để tiêu diệt được tàu sân bay của Mỹ, PLA phải cần điều động một số lượng H-6, gấp nhiều lần số máy bay trên.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã triển khai các máy bay ném bom Tu-95, Tu-16 và Tu-22M để tấn công các tàu sân bay của Mỹ. Để đối phó lại, Hải quân Mỹ đã triển khai máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix và máy bay cảnh báo sớm E-2C, làm nhiệm vụ dẫn đường cho F-14.
Cách xử lý của Hải quân Mỹ là khi phát hiện máy bay ném bom của Liên Xô từ xa, các máy bay chiến đấu F-14 sẽ xuất kích, dưới sự dẫn dắt của máy bay cảnh báo sớm E-2C; sẵn sàng dùng tên lửa AIM-54, để bắn hạ tên lửa chống hạm KSR-5 và Kh-22 từ máy bay ném bom Liên Xô phóng ra, trước khi chúng kịp tiếp cận tàu chiến Mỹ.
Đồng thời lúc này, hệ thống phòng không của các tàu hộ tống hàng không mẫu hạm của Mỹ, cũng sẽ tham gia đánh chặn các tên lửa chống hạm của Liên Xô. Tuy nhiên trận "không chiến vòng ngoài" giữa F-14 và máy bay ném bom Liên Xô, sẽ được tiến hành cách hàng không mẫu hạm 700 km.
Để đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, Liên Xô dự kiến con số thương vong nặng nề. Các chuyên gia quân sự Liên Xô tính toán rằng, họ cần tổng cộng khoảng 100 máy bay ném bom (tương đương hai sư đoàn), để tiêu diệt một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Máy bay ném bom H-6 và tên lửa chống hạm YJ-12 của Trung Quốc nhìn chung tương tự như máy bay ném bom và tên lửa của Liên Xô. Mà trên thực tế, H-6 là phiên bản sao chép máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô. Và hiện nay, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với quân đội Mỹ theo cách tương tự.
Nhưng có một điều may mắn cho Trung Quốc, là hiện nay cả F-14 và tên lửa AIM-54 đã bị Hải quân Mỹ cho loại biên từ nhiều năm trước. Các tên lửa AMRAAM và tiêm kích hạm F/A-18 hay thế chúng, thì không đủ tầm. Khả năng phòng không, của tiêm kích hạm Hải quân Mỹ ngày nay, được đánh giá yếu hơn so với những năm 1980.
Điều này có nghĩa là trận không chiến "ngoài cùng", có thể diễn ra gần tàu sân bay Mỹ hơn, tạo cơ hội cho máy bay ném bom Trung Quốc phóng tên lửa chống hạm cao hơn. Tuy nhiên Trung Quốc cũng đừng vội mừng, nhờ mạng lưới liên kết dữ liệu mới, Hải quân Mỹ năm 2021 có thể liên lạc và phối hợp tốt hơn so với 40 năm trước.
Do máy bay ném bom cần sự hộ tống sát sao của máy bay chiến đấu, mà hiện tại Trung Quốc gần như không có máy bay tiếp dầu lớn trên không, nên họ không thể mở rộng phạm vi hoạt động, của số máy bay chiến đấu này; nên Trung Quốc buộc phải xây dựng các sân bay ven biển, để có thể bảo vệ H-6 trước các cuộc "tìm diệt" của tiêm kích hạm F/A-18.
Trung Quốc cũng cố gắng khắc phục, tầm hoạt động ngắn của máy bay chiến đấu và máy bay ném bom, bằng cách triển khai những máy bay này trên các căn cứ trên đảo. Tuy nhiên những căn cứ này hết sức "mong manh", nó mang tính "phô trương" nhiều hơn là tính thực tế.
Quân đội Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 200 máy bay ném bom H-6. Tất nhiên, hầu như không lực lượng không quân nào, có thể đảm bảo 100% máy bay của họ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và số máy bay ném bom, duy trì tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu chỉ khoảng 50%.
Do đó, nếu tính huống xung đột xảy ra, Trung Quốc không có đủ số máy bay ném bom H-6 cần thiết, để tiến hành các cuộc tập kích quy mô lớn vào nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Và số máy bay ném bom còn lại, không thể thực hiện nhiệm vụ tấn công đợt hai.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hiện có 5 hàng không mẫu hạm, mặc dù chỉ một chiếc bị đánh chìm cũng tạo thành một tổn thất rất lớn. Nhưng với lực lượng máy bay ném bom của Trung Quốc hiện tại, họ chỉ có thể thực hiện một số cuộc tấn công vào tàu sân bay Mỹ, nhưng điều này là không đủ. Nguồn ảnh: Sina.