Vụ đột kích Sơn Tây, mật danh của quân đội Mỹ là chiến dịch Bờ Biển Ngà, là cuộc tập kích của quân đội Mỹ bằng trực thăng vào một trại giam ở ngoại ô phía tây thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội 50 km trong chiến tranh Việt Nam. Vụ tập kích nhằm giải thoát số phi công Mỹ, bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc do Mỹ phát động và thực hiện.Vụ tập kích này được phía Mỹ gọi là "Cuộc hành quân Đặc nhiệm Kingpin POW". Lực lượng đặc nhiệm tham gia gồm 56 binh lính Mỹ, được chọn từ lực lượng đặc biệt số 6 và số 7 tại Trung tâm Chiến tranh đặc biệt. Qua thu thập thông tin, tình báo Mỹ tin rằng, ở trại giam tại Sơn Tây có 55 tù binh Mỹ. Trại giam Sơn Tây không lớn, xây dựng theo hình vuông, mỗi chiều dài 45 mét, xung quanh có tường cao 2 mét với dây kẽm gai. Xung quanh trại là ruộng lúa nước, tù binh Mỹ được ở trong bốn dãy nhà lán trại cấp 4, với ba vọng gác bao quanh tường rào của trại. Vị trí của trại cách Hà Nội 30 km về hướng Tây Bắc, cách 5 km phía nam là Trường Sĩ quan Pháo Binh và 8 km phía tây nam là cơ sở huấn luyện của Sư đoàn 12, ước tính khoảng 10 ngàn binh lính. Do Mỹ ngừng ném bom nên các đơn vị quân đội không ở trạng thái trực chiến.Sau khi xác định được vị trí của trại giam phi công, Mỹ tiến hành nhiều chuyến bay thám sát, chụp ảnh thám không của trại giam và xung quanh. Tình báo đặc nhiệm tù binh Mỹ phát hiện, cách đó 32 km có một căn cứ không quân (sân bay Đa Phúc). Như vậy cuộc tập kích giải cứu tù binh phải được tiến hành chớp nhoáng, để tránh sự viện binh mau lẹ từ căn cứ không quân này. Một điều rất quan trọng mà lực lượng tình báo Mỹ không thu thập được, là trước đó khoảng 1 tháng toàn bộ số tù binh phi công Mỹ bị giam giữ tại đây, đã được di chuyển đến một địa điểm bí mật khác, cho dù không quân và các nhóm tình báo Mỹ bằng nhiều phương tiện nghiệp vụ, nhưng vẫn không nắm được tin tức rất quan trọng này. Chiến dịch này đã được CIA nghiên cứu rất kỹ, từ việc tính đường kính cây trong sân trại giam, đến việc hy sinh chiếc trực thăng để dùng cánh quạt trực thăng dọn bãi cho những chiếc khác hạ cánh, từ việc tính toán nhiên liệu của chiếc trực thăng làm sao khi đến nơi phải hết nhiên liệu để không gây cháy, đến việc chia người của chiếc bị nạn này lên những chiếc khác, nhiệm vụ điểm danh trước khi cất cánh... Đêm ngày 18/11/1970 binh lính được đưa lên máy bay vận tải C-141. Các binh lính này không mặc quân phục và cũng không đeo phù hiệu của bất kỳ đơn vị nào của Mỹ; nhóm đặc nhiệm được tập kết tại Sân bay quân sự Thakhi, Thái Lan. Đêm 20/11/1970, nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ xâm phạm vùng trời miền bắc Việt Nam. Một số tốp thả pháo sáng ở Hải Phòng để đánh lạc hướng lực lượng phòng không miền bắc, tạo điều kiện cho quân tập kích Mỹ thâm nhập vào hoạt động. 23 giờ ngày 20/11/1970, năm máy bay lên thẳng chở quân tập kích rời sân bay Udon, Thái Lan bay vào miền bắc Việt Nam, có nhiều máy bay dẫn đường, tiếp dầu, hộ tống. 103 biệt kích Mỹ được 3 chiếc trực thăng cỡ lớn HH-53 chở đến mục tiêu. Cùng đi với 3 trực thăng này còn có 1 chiếc C-130 dẫn đường, cùng 2 chiếc C-141 dự kiến sẽ chở tù binh từ Sơn Tây về. Tổng cộng hơn 100 máy bay đủ loại: trực thăng, C-130, A1, F-105… được cất cánh từ 5 căn cứ không quân từ Thái Lan, 3 tàu sân bay tại vịnh Bắc bộ mà Lầu Năm Góc đã huy động tham gia chiến dịch này. Khi đến vùng trời Sơn Tây thì đã quá 2 giờ sáng ngày 21/11.Lúc này, chiếc C-130 thả pháo sáng, chiếc HH-53 số 1 lao xuống, nhằm thẳng vào chòi canh của trại tù vừa xuất hiện trong tầm mắt và dội xuống đó một trận hỏa lực khủng khiếp, rồi bay sang vị trí đợi lệnh. Các máy bay đáp xuống và đổ quân ở khu vực tập kích, trong đó một chiếc hạ ngay xuống sân trại giam. Nhóm đặc nhiệm Mỹ đã dùng loa kêu gọi tù binh phá trại giam, đánh phá một số mục tiêu, cắt thông tin liên lạc hòng ngăn chặn lực lượng chi viện của đối phương. Chiếc trực thăng biệt danh "Quả táo số một", đã đổ bộ nhầm xuống Trường Đảng của tỉnh Sơn Tây, trước khi rút ra ngoài, lính biệt kích Mỹ đã xả súng bắn và đốt phá cơ sở.Toán lính trên chiếc trực thăng này còn đạp cửa xông vào một trong ba ngôi nhà dân có thắp điện sáng. Một người mẹ và ba trẻ nhỏ đang ngủ thì nghe tiếng súng, vội chui xuống gầm giường. Lính Mỹ bắn trọn một băng tiểu liên vào người phụ nữ và 3 đứa trẻ, làm chết người phụ nữ và 1 trẻ em, 2 đứa trẻ còn lại bị thương nặng. Cùng lúc đó ở trại tù binh Sơn Tây, toán lính đã phá khóa, đột nhập vào từng buồng giam. Hầu hết các phòng đều trống không. Nhưng trong một căn buồng nhỏ, toán biệt kích thấy 6 người đàn ông không có vũ trang đang cởi trần ngủ, đây là nhóm gác trông coi trại giam sau khi tù binh đã chuyển đi nơi khác. Lính Mỹ xả súng giết hại cả sáu người. Sau khoảng nửa giờ tấn công, quân Mỹ đã lên máy bay rút về căn cứ. Trong đó có một máy bay trực thăng bị vướng vào cây nên không bay lên được và bị lính Mỹ tự phá hủy để khỏi rơi vào tay đối phương. Đây là trận tập kích táo bạo, liều lĩnh, được lên kế hoạch đến từng chi tiết của không quân Mỹ, nhưng đã thất bại thảm hại vì không đạt được mục tiêu đề ra. Thực ra, ngay từ sớm, an ninh và tình báo Việt Nam đã nắm được sơ bộ về vụ tập kích này. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan CIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km. Quân đội Việt Nam đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại, có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy có người ở trong trại, là do binh lính Việt Nam phục kích. Nhưng vì không biết chính xác ngày giờ diễn ra cuộc đột kích, cũng không rõ liệu cuộc đột kích có thực sự xảy ra hay không do thiếu tin tình báo chi tiết, phía ta đã lui quân sớm. Nguồn ảnh: TH.
Vụ đột kích Sơn Tây, mật danh của quân đội Mỹ là chiến dịch Bờ Biển Ngà, là cuộc tập kích của quân đội Mỹ bằng trực thăng vào một trại giam ở ngoại ô phía tây thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội 50 km trong chiến tranh Việt Nam. Vụ tập kích nhằm giải thoát số phi công Mỹ, bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc do Mỹ phát động và thực hiện.
Vụ tập kích này được phía Mỹ gọi là "Cuộc hành quân Đặc nhiệm Kingpin POW". Lực lượng đặc nhiệm tham gia gồm 56 binh lính Mỹ, được chọn từ lực lượng đặc biệt số 6 và số 7 tại Trung tâm Chiến tranh đặc biệt. Qua thu thập thông tin, tình báo Mỹ tin rằng, ở trại giam tại Sơn Tây có 55 tù binh Mỹ.
Trại giam Sơn Tây không lớn, xây dựng theo hình vuông, mỗi chiều dài 45 mét, xung quanh có tường cao 2 mét với dây kẽm gai. Xung quanh trại là ruộng lúa nước, tù binh Mỹ được ở trong bốn dãy nhà lán trại cấp 4, với ba vọng gác bao quanh tường rào của trại.
Vị trí của trại cách Hà Nội 30 km về hướng Tây Bắc, cách 5 km phía nam là Trường Sĩ quan Pháo Binh và 8 km phía tây nam là cơ sở huấn luyện của Sư đoàn 12, ước tính khoảng 10 ngàn binh lính. Do Mỹ ngừng ném bom nên các đơn vị quân đội không ở trạng thái trực chiến.
Sau khi xác định được vị trí của trại giam phi công, Mỹ tiến hành nhiều chuyến bay thám sát, chụp ảnh thám không của trại giam và xung quanh. Tình báo đặc nhiệm tù binh Mỹ phát hiện, cách đó 32 km có một căn cứ không quân (sân bay Đa Phúc). Như vậy cuộc tập kích giải cứu tù binh phải được tiến hành chớp nhoáng, để tránh sự viện binh mau lẹ từ căn cứ không quân này.
Một điều rất quan trọng mà lực lượng tình báo Mỹ không thu thập được, là trước đó khoảng 1 tháng toàn bộ số tù binh phi công Mỹ bị giam giữ tại đây, đã được di chuyển đến một địa điểm bí mật khác, cho dù không quân và các nhóm tình báo Mỹ bằng nhiều phương tiện nghiệp vụ, nhưng vẫn không nắm được tin tức rất quan trọng này.
Chiến dịch này đã được CIA nghiên cứu rất kỹ, từ việc tính đường kính cây trong sân trại giam, đến việc hy sinh chiếc trực thăng để dùng cánh quạt trực thăng dọn bãi cho những chiếc khác hạ cánh, từ việc tính toán nhiên liệu của chiếc trực thăng làm sao khi đến nơi phải hết nhiên liệu để không gây cháy, đến việc chia người của chiếc bị nạn này lên những chiếc khác, nhiệm vụ điểm danh trước khi cất cánh...
Đêm ngày 18/11/1970 binh lính được đưa lên máy bay vận tải C-141. Các binh lính này không mặc quân phục và cũng không đeo phù hiệu của bất kỳ đơn vị nào của Mỹ; nhóm đặc nhiệm được tập kết tại Sân bay quân sự Thakhi, Thái Lan.
Đêm 20/11/1970, nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ xâm phạm vùng trời miền bắc Việt Nam. Một số tốp thả pháo sáng ở Hải Phòng để đánh lạc hướng lực lượng phòng không miền bắc, tạo điều kiện cho quân tập kích Mỹ thâm nhập vào hoạt động.
23 giờ ngày 20/11/1970, năm máy bay lên thẳng chở quân tập kích rời sân bay Udon, Thái Lan bay vào miền bắc Việt Nam, có nhiều máy bay dẫn đường, tiếp dầu, hộ tống. 103 biệt kích Mỹ được 3 chiếc trực thăng cỡ lớn HH-53 chở đến mục tiêu. Cùng đi với 3 trực thăng này còn có 1 chiếc C-130 dẫn đường, cùng 2 chiếc C-141 dự kiến sẽ chở tù binh từ Sơn Tây về.
Tổng cộng hơn 100 máy bay đủ loại: trực thăng, C-130, A1, F-105… được cất cánh từ 5 căn cứ không quân từ Thái Lan, 3 tàu sân bay tại vịnh Bắc bộ mà Lầu Năm Góc đã huy động tham gia chiến dịch này. Khi đến vùng trời Sơn Tây thì đã quá 2 giờ sáng ngày 21/11.
Lúc này, chiếc C-130 thả pháo sáng, chiếc HH-53 số 1 lao xuống, nhằm thẳng vào chòi canh của trại tù vừa xuất hiện trong tầm mắt và dội xuống đó một trận hỏa lực khủng khiếp, rồi bay sang vị trí đợi lệnh. Các máy bay đáp xuống và đổ quân ở khu vực tập kích, trong đó một chiếc hạ ngay xuống sân trại giam.
Nhóm đặc nhiệm Mỹ đã dùng loa kêu gọi tù binh phá trại giam, đánh phá một số mục tiêu, cắt thông tin liên lạc hòng ngăn chặn lực lượng chi viện của đối phương. Chiếc trực thăng biệt danh "Quả táo số một", đã đổ bộ nhầm xuống Trường Đảng của tỉnh Sơn Tây, trước khi rút ra ngoài, lính biệt kích Mỹ đã xả súng bắn và đốt phá cơ sở.
Toán lính trên chiếc trực thăng này còn đạp cửa xông vào một trong ba ngôi nhà dân có thắp điện sáng. Một người mẹ và ba trẻ nhỏ đang ngủ thì nghe tiếng súng, vội chui xuống gầm giường. Lính Mỹ bắn trọn một băng tiểu liên vào người phụ nữ và 3 đứa trẻ, làm chết người phụ nữ và 1 trẻ em, 2 đứa trẻ còn lại bị thương nặng.
Cùng lúc đó ở trại tù binh Sơn Tây, toán lính đã phá khóa, đột nhập vào từng buồng giam. Hầu hết các phòng đều trống không. Nhưng trong một căn buồng nhỏ, toán biệt kích thấy 6 người đàn ông không có vũ trang đang cởi trần ngủ, đây là nhóm gác trông coi trại giam sau khi tù binh đã chuyển đi nơi khác. Lính Mỹ xả súng giết hại cả sáu người.
Sau khoảng nửa giờ tấn công, quân Mỹ đã lên máy bay rút về căn cứ. Trong đó có một máy bay trực thăng bị vướng vào cây nên không bay lên được và bị lính Mỹ tự phá hủy để khỏi rơi vào tay đối phương. Đây là trận tập kích táo bạo, liều lĩnh, được lên kế hoạch đến từng chi tiết của không quân Mỹ, nhưng đã thất bại thảm hại vì không đạt được mục tiêu đề ra.
Thực ra, ngay từ sớm, an ninh và tình báo Việt Nam đã nắm được sơ bộ về vụ tập kích này. Tin tức đến từ một cựu sĩ quan CIA Mỹ có cảm tình với cuộc kháng chiến của Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an quyết định chuyển tù nhân đến 1 trại dự bị nằm cách đó 15 km.
Quân đội Việt Nam đã bố trí một lực lượng mai phục ở trại, có thể phán đoán, những bức ảnh hồng ngoại của Mỹ chụp trước khi tấn công vẫn thấy có người ở trong trại, là do binh lính Việt Nam phục kích. Nhưng vì không biết chính xác ngày giờ diễn ra cuộc đột kích, cũng không rõ liệu cuộc đột kích có thực sự xảy ra hay không do thiếu tin tình báo chi tiết, phía ta đã lui quân sớm. Nguồn ảnh: TH.