Tỏ tường tên lửa HQ-16 Trung Quốc bắn được cả bom

Google News

(Kiến Thức) - Không chỉ đánh chặn được máy bay, tên lửa hành trình, hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 của Trung Quốc còn bắn hạ được cả những quả bom.

Tên lửa phòng không HQ-16 hay gọi là Hồng Kỳ-16 do Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phụ trách nghiên cứu chế tạo từ tháng 7/1999. Đến năm 2009 chính thức công khai hóa trong lễ duyệt binh mừng quốc khánh của Trung Quốc.
Hiện nay, phiên bản HQ-16 đã được biên chế chính thức cho lực lượng phòng không của Quân đội Trung Quốc, trong khi đó biến thể dùng để xuất khẩu được gọi là Liệp Ưng-80 (LY-80). 
To tuong ten lua HQ-16 Trung Quoc ban duoc ca bom
Hệ thống tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-16. Ảnh: Chinamilitary
Một hệ thống hoàn chỉnh của tên lửa đất đối không Hồng Kỳ-16 gồm: 1 xe radar tìm bắt mục tiêu; 1 xe chỉ huy; 3 xe radar chở và điều khiển hỏa lực.
- Xe chỉ huy điều khiển Hồng Kỳ-16 có thể điều khiển 1 - 4 đơn vị hỏa lực. Xe chỉ huy có khả năng đồng thời xử lý 48 mục tiêu trên không và chuyển lệnh xử lý 24 mục tiêu quan trọng cho radar điều khiển tên lửa.
Khung gầm xe chỉ huy có trọng lượng 7 tấn kiểu SX21-90 do tập đoàn Ô tô Thiểm Tây sản xuất. Xe sử dụng bánh hơi kiểu 6x6, động cơ diesel tăng áp phản lực WD615-77. Phần giữa của xe chỉ huy điều khiển là anten thông tin, nhưng anten này chỉ được lắp đặt bằng tay sau khi đến trận địa phóng tên lửa. Trong khoang chỉ huy có 3 phương tiện chỉ huy kiểu LCD, phía sau xe trang bị 1 máy phát điện diesel chuyên dụng.
Xe chỉ huy điều khiển của Hồng Kỳ-16 có thể kết nối liên thông dữ liệu với hệ thống tên lửa đất đối không đang trong biên chế sử dụng của Không quân Trung Quốc như Hồng Kỳ-9, Hồng Kỳ-64…để nâng cao hiệu quả tác chiến đánh chặn.
- Xe radar tìm bắt mục tiêu của Hồng Kỳ-16 là xe bánh hơi 6x6 kiểu Thái An-5850 với công nghệ nhập khẩu từ Ukraine, do Công ty trách nhiệm hữu hạn xe đặc chủng vũ trụ Thái An/Sơn Đông chế tạo. B
uồng lái của xe radar tìm bắt mục tiêu khá nhỏ, có 2 người điều khiển, xe sử dụng anten chủ động 3 chiều, có trang bị sẵn anten nhận biết địch ta (IFF). Radar làm việc với sóng S, cự ly tối đa tìm bắt mục tiêu là 140km, cự ly tối đa theo bám mục tiêu là 100km, tầm cao tìm bắt mục tiêu là 20km, góc tà chùm sóng 00 - 700, anten radar quay 360 độ tìm bắt mục tiêu, có thể đồng thời hiển thị 144 mục tiêu, đồng thời theo bám 48 mục tiêu. 
To tuong ten lua HQ-16 Trung Quoc ban duoc ca bom-Hinh-2
Xe radar điều khiển chỉ huy. Ảnh: Wanhuajing
- Xe radar điều khiển hỏa lực Hồng Kỳ-16 sử dụng anten radar điều khiển bị động bước sóng X. Radar này có cự ly lớn nhất khi tìm bắt mục tiêu là 100km, cự ly khóa mục tiêu của máy bay chiến đấu là 85km, góc phương vị tìm bắt mục tiêu của radar là mỗi bên phải trái 450, góc tà từ 00 – 700, bàn đế radar có thể xoay tròn 3600, khóa chặt được 8 mục tiêu, đồng thời dẫn đường cho 8 tên lửa tấn công 4 mục tiêu. 
Thông số kỹ thuật của tên lửa
Tên lửa Hồng Kỳ-16 dài 5,01m; đường kính quả đạn (không kể phần cánh) 40cm; nặng 615kg; trọng lượng cả ống phóng tổng cộng 1.300kg; đầu đạn tên lửa nặng 70kg; tốc độ tối đa của tên lửa là 1.200m/s (khoảng 4M), tốc độ bay bình quân 750m/s (khoảng 2,2M).
Phần đầu đạn sát thương của tên lửa sử dụng các mảnh nổ phá kiểu 2 lớp, lớp thứ nhất có tổng cộng 4.000 mảnh, mỗi mảnh nặng 8,1gr; lớp thứ hai sử dụng kiểu 4 cạnh với khoảng 1.500 - 2.000 mảnh, mỗi mảnh nặng 2,3gr. Mảnh nổ phá có trọng lượng khá lớn bố trí ở lớp ngoài, loại mảnh nhỏ bố trí lớp bên trong. Tầm bắn xa nhất của tên lửa là 42km, gần nhất 3km, tầm cao nhất 22 -  25km, tầm thấp nhất 15m.
To tuong ten lua HQ-16 Trung Quoc ban duoc ca bom-Hinh-3
Xe radar trinh sát. Ảnh: Wanhuajing
Hồng Kỳ-16 sử dụng 4 cánh đuôi hình thang xếp theo hình chữ thập và 4 cánh lái hình tam giác, cánh đuôi thiết kế kiểu gấp, có thể cụp vào xòe ra. Ưu điểm của kiểu cánh này là nâng cao tính cơ động và tầm bắn của tên lửa, tạo thêm lực nâng và động năng, đồng thời làm cho kết cấu quả đạn chắc chắn hơn. Đây là kiểu thiết kế rất thường gặp trên tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa phóng từ trên bộ cũng như từ tàu chiến. Tên lửa được đặt trong ống phóng ở trạng thái chân không, trong tình huống không cần bảo dưỡng thêm có thể cất trữ 10 năm, nếu được bảo dưỡng định kỳ có thể kéo dài 15 năm. 
Khả năng tác chiến
Tên lửa Hồng Kỳ-16 có thể được phóng từ trên bộ hoặc trên tàu chiến. Nếu như trên bộ thì sử dụng phương thức  “phóng lạnh”, còn trên biển là “phóng nóng”. Xe phóng tên lửa Hồng Kỳ-16 chở sẵn 6 quả. Toàn bộ giàn hỏa lực từ trạng thái hành quân chuyển sang trạng thái chiến đấu (phóng quả đạn đầu tiên) mất 12 – 14 phút, trong đó không bao gồm thời gian tìm bắt mục tiêu, vì việc xác định mục tiêu chủ yếu do xe radar và xe chỉ huy phụ trách, mỗi quả đạn phóng cách nhau 3 giây.
To tuong ten lua HQ-16 Trung Quoc ban duoc ca bom-Hinh-4
Sơ đồ chỉ huy tác chiến. Ảnh: Wanhuajing
Tên lửa Hồng Kỳ-16 được điều khiển quán tính ở chặng đầu hành trình, dẫn đường bằng radar bán chủ động ở chặng giữa và chặng cuối hành trình. Giai đoạn đẩy tên lửa do động cơ bằng thuốc phóng thể rắn bốc cháy thực hiện, giai đoạn phóng sử dụng thuốc phóng nhồi trong lỗ hình ngôi sao, tốc độ cháy nhanh, lực đẩy lớn, cung cấp động năng cho tên lửa lên cao ở giai đoạn đầu; đến khi khối thuốc hình sao sắp cháy hết, lại điểm hỏa tiếp khối thuốc phóng hình trụ tròn, thời gian cháy khá dài, động năng lực đẩy hơi yếu; toàn bộ thời gian thuốc phóng cháy để trợ đẩy khoảng 12 giây, giai đoạn đẩy còn có 4 ống phun lửa.
Quỹ đạo bay của tên lửa Hồng Kỳ-16 rất giống với tên lửa đất đối không 9M38 của Nga. Đầu tiên đều nhanh chóng phóng lên cao, sau đó hạ xuống thấp tấn công mục tiêu, có thể đánh chặn máy bay chiến đấu ở cự ly ngoài 40km. Đối với tên lửa hành trình bay ở độ cao 50m, tốc độ 300m/s, có thể đánh chặn ở cự ly trong khoảng 3,5 - 12km. Xác suất đánh chặn được máy bay của 1 quả tên lửa là 0,8; đối với tên lửa hành trình là 0,65. Ngoài ra, Hồng Kỳ-16 cũng có thể đánh chặn tên lửa điều khiển bằng phản xạ hoặc bom điều khiển chính xác với mức sai lệch trúng mục tiêu bay thông thường khống chế trong vòng 2m.
Lam Ngọc

>> xem thêm

Bình luận(0)