Có tên gọi LCT-R, xà lan pháo phản lực là một phiên bản được chế tạo dựa trên xà lan đổ bộ LCT (chuyên trở các loại thiết giáp, xe cơ giới hạng nặng từ biển vào bờ). Nguồn ảnh: Qoura.Với việc đặt hàng trăm ống phóng pháo phản lực lên trên chiếc xà lan này, mỗi khi chúng khai hỏa, hỏa lực bắn ra kèm theo tiếng rít cực kỳ quen thuộc của những dàn cachiusa sẽ được tái hiện lại một cách cực kỳ chân thực. Nguồn ảnh: Wiki.Phiên bản hiện đại nhất của những chiếc xà lan hỏa lực mạnh này có thể mang theo tới 1066 bệ phóng pháo phản lực kèm theo đó là 5000 quả đạn dự trỡ. Mỗi dàn phóng sẽ bao gồm 40 bệ phóng và có thể khai hỏa nhiều dàn cùng một lúc. Nguồn ảnh: Combined.Các quả đạn phản lực được thiết kế với cánh đuôi, giúp chúng có thể ổn định đường bay trên không. Tầm bắn tối đa của loại đạn phản lực này vào khoảng 1600 mét. Nguồn ảnh: Combined.Mặc dù vậy, độ chính xác của loại hỏa lực này là không cao. Những quả pháo bắn loạt có thể rơi rải rác trong khu vực rộng hàng cây số vuông, gây tác động tâm lý rất lớn tới binh lính đối phương. Nguồn ảnh: Geociti.Đặc biệt, hỏa lực từ loại cachiusa xà lan này rất phù hợp để dọn sạch những bãi mìn, hệ thống hàng rào dây thép gai chằng chịt của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài ra, việc hàng nghìn quả đạn bay rải rác vào một khu vực rộng lớn sẽ tạo ra rất nhiều hố bom lởm chởm, cực kỳ thích hợp cho binh lính ẩn nấp để tiến công. Nguồn ảnh: Livedoor.Tuy nhiên do có độ chính xác rất thấp nên giống với cachiusa, loại vũ khí này thường chỉ được sử dụng trước khi tấn công để dọn dẹp trận địa chứ không thể sử dụng để yểm trợ binh lính tiến công. Nguồn ảnh: Wiki.Những chiếc xà lan pháo phản lực được quân đồng minh rất ưa thích sử dụng trong các cuộc tấn công đổ bộ ở châu Âu hồi chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wiki.Trong cuộc đổ bộ D-Day vào ngày 6/6/1944, phía Mỹ và Anh đã sử dụng rất nhiều loại hỏa lực này để tấn công lên những bãi đổ bộ ở Normandy. Tuy nhiên loại hỏa lực này quá yếu, không thể đánh sập được các công sự vững như bàn thành được Đức xây dựng trong khu vực này. Nguồn ảnh: WW2.Ưu điểm của loại hỏa lực này đó là rẻ, dễ sử dụng, sức công phá trung bình trên diện rộng, tạo được áp lực tâm lý tới đối phương. Nguồn ảnh: Passion.Nhược điểm lớn nhất của loại hỏa lực này đó là cũng giống như các dàn cachiusa trên bộ của Liên Xô, xà lan pháo phản lực có độ chính xác thấp, không thể sử dụng để bắn yểm trợ theo chỉ điểm của bộ binh như các loại đại bác thông thường khác. Nguồn ảnh: Warthunder.
Có tên gọi LCT-R, xà lan pháo phản lực là một phiên bản được chế tạo dựa trên xà lan đổ bộ LCT (chuyên trở các loại thiết giáp, xe cơ giới hạng nặng từ biển vào bờ). Nguồn ảnh: Qoura.
Với việc đặt hàng trăm ống phóng pháo phản lực lên trên chiếc xà lan này, mỗi khi chúng khai hỏa, hỏa lực bắn ra kèm theo tiếng rít cực kỳ quen thuộc của những dàn cachiusa sẽ được tái hiện lại một cách cực kỳ chân thực. Nguồn ảnh: Wiki.
Phiên bản hiện đại nhất của những chiếc xà lan hỏa lực mạnh này có thể mang theo tới 1066 bệ phóng pháo phản lực kèm theo đó là 5000 quả đạn dự trỡ. Mỗi dàn phóng sẽ bao gồm 40 bệ phóng và có thể khai hỏa nhiều dàn cùng một lúc. Nguồn ảnh: Combined.
Các quả đạn phản lực được thiết kế với cánh đuôi, giúp chúng có thể ổn định đường bay trên không. Tầm bắn tối đa của loại đạn phản lực này vào khoảng 1600 mét. Nguồn ảnh: Combined.
Mặc dù vậy, độ chính xác của loại hỏa lực này là không cao. Những quả pháo bắn loạt có thể rơi rải rác trong khu vực rộng hàng cây số vuông, gây tác động tâm lý rất lớn tới binh lính đối phương. Nguồn ảnh: Geociti.
Đặc biệt, hỏa lực từ loại cachiusa xà lan này rất phù hợp để dọn sạch những bãi mìn, hệ thống hàng rào dây thép gai chằng chịt của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, việc hàng nghìn quả đạn bay rải rác vào một khu vực rộng lớn sẽ tạo ra rất nhiều hố bom lởm chởm, cực kỳ thích hợp cho binh lính ẩn nấp để tiến công. Nguồn ảnh: Livedoor.
Tuy nhiên do có độ chính xác rất thấp nên giống với cachiusa, loại vũ khí này thường chỉ được sử dụng trước khi tấn công để dọn dẹp trận địa chứ không thể sử dụng để yểm trợ binh lính tiến công. Nguồn ảnh: Wiki.
Những chiếc xà lan pháo phản lực được quân đồng minh rất ưa thích sử dụng trong các cuộc tấn công đổ bộ ở châu Âu hồi chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Wiki.
Trong cuộc đổ bộ D-Day vào ngày 6/6/1944, phía Mỹ và Anh đã sử dụng rất nhiều loại hỏa lực này để tấn công lên những bãi đổ bộ ở Normandy. Tuy nhiên loại hỏa lực này quá yếu, không thể đánh sập được các công sự vững như bàn thành được Đức xây dựng trong khu vực này. Nguồn ảnh: WW2.
Ưu điểm của loại hỏa lực này đó là rẻ, dễ sử dụng, sức công phá trung bình trên diện rộng, tạo được áp lực tâm lý tới đối phương. Nguồn ảnh: Passion.
Nhược điểm lớn nhất của loại hỏa lực này đó là cũng giống như các dàn cachiusa trên bộ của Liên Xô, xà lan pháo phản lực có độ chính xác thấp, không thể sử dụng để bắn yểm trợ theo chỉ điểm của bộ binh như các loại đại bác thông thường khác. Nguồn ảnh: Warthunder.