Trong công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói chung và ngành sửa chữa máy bay quân sự nói riêng, chúng ta những năm gần đây đang có bước tiến nhảy vọt khi từng bước làm chủ hoàn toàn công nghệ tăng hạn sử dụng các máy bay chiến đấu Sukhoi tiên tiến như Su-22 và Su-27. Đặc biệt, chúng ta cũng đang từng bước nghiên cứu hoàn thiện dây chuyền tăng hạn cho dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất Su-30MK2. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânTrong bài viết mới đây trên báo QĐND, những tiến bộ “chóng mặt” này đã được đề cập rõ nét. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân) đã sửa chữa và đưa vào bay thử thành công 30 máy bay các loại, bảo đảm tốt chỉ số kỹ thuật và bàn giao cho các đơn vị. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânĐó là một thành tích mà không phải nền công nghiệp quốc phòng nào ở Đông Nam Á cũng thực hiện được. Ví dụ như hiện nay, Indonesia dẫu cho đã lắp ráp được máy bay quân sự hiện đại của Airbus nhưng lại không thể đại tu sửa chữa lớn trong nước các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi, Malaysia cũng tương tự - họ chế tạo được nhiều vũ khí gồm cả xe thiết giáp nhưng riêng việc sửa chữa máy bay quân sự không tốt. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐể có được khả năng mà “không phải ai cũng làm được”, tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy A32 đã có những cố gắng rất lớn. Theo báo QĐND, nhà máy đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy trí tuệ tập thể, thiết kế hàng trăm bản vẽ cơ khí để gia công, chế tạo các linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa, sản xuất; biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu song ngữ, đặc biệt là bộ quy trình công nghệ sửa chữa lớn, tăng niên hạn sử dụng máy bay Su-22 và Su-27. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện nay có thể nói là gần như toàn bộ số máy bay Su-27SK/UBK của Trung đoàn 925 đã được Nhà máy A32 đại tu thành công và trở lại hoạt động. Theo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânVề phần máy bay Su-22, những chiếc Su-22M/M4 chúng ta nhận được từ Liên Xô giai đoạn những năm 1980. Các máy bay này có tuổi thọ khoảng 2.000 giờ bay, hoặc tương đương với 20 năm sử dụng. Như vậy tới nay đã khoảng 30 năm, nhưng các máy bay Su-22 như đã biết vẫn hoạt động đầy đủ trong lực lượng KQND Việt Nam. Do đó, có thể nói rằng Nhà máy A32 đã hoàn thành thành công việc đại tu, tăng hạn sử dụng Sukhoi Su-22. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânTrong ảnh là máy bay Su-22M4 của Trung đoàn tiêm kích – bom 937 – một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trung đoàn thường xuyên đưa các máy bay Su-22M4 ra tuần tra, bảo vệ Trường Sa suốt nhiều năm qua. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânMặc dù nằm ở thế hệ cũ hơn so với Su-27 thế nhưng việc đại tu dòng máy bay này lại khó hơn vì ở Nga người ta đã thôi sử dụng chúng từ lâu. Dịch vụ sửa chữa, nâng cấp từ Sukhoi và các nhà máy hàng không ở Nga cũng không còn đảm bảo cho Su-22. Chính vì vậy, việc Việt Nam tự đại tu, tăng hạn được Su-22 phải coi là “điều kỳ diệu”. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânNgoài thành tựu về tăng hạn Su-22, Su-27, Việt Nam đang có những bước đi nhanh chóng làm chủ công nghệ sửa chữa lớn dòng máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2. Nếu thành công, A32 sẽ góp phần giúp Nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm sửa chữa, bảo dưỡng Su-30. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânCụ thể, Nhà máy A32 thời gian qua đã thay 4 phoam thùng dầu và sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu máy bay Su-30MK2. Tuy đây chỉ là một phần nhỏ, nhưng “có gốc mới có ngọn”, chúng ta nhất định sẽ làm được những điều lớn hơn với Su-30MK2. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânTrong ảnh, cán bộ kỹ thuật Trung đoàn tiêm kích 923 đang kiểm tra máy bay Su-30MK2 trước giờ tham gia diễn tập. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quânMáy bay Su-30MK2 phóng rocket tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Trong công nghiệp quốc phòng Việt Nam nói chung và ngành sửa chữa máy bay quân sự nói riêng, chúng ta những năm gần đây đang có bước tiến nhảy vọt khi từng bước làm chủ hoàn toàn công nghệ tăng hạn sử dụng các máy bay chiến đấu Sukhoi tiên tiến như Su-22 và Su-27. Đặc biệt, chúng ta cũng đang từng bước nghiên cứu hoàn thiện dây chuyền tăng hạn cho dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất Su-30MK2. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Trong bài viết mới đây trên báo QĐND, những tiến bộ “chóng mặt” này đã được đề cập rõ nét. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Nhà máy A32 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân) đã sửa chữa và đưa vào bay thử thành công 30 máy bay các loại, bảo đảm tốt chỉ số kỹ thuật và bàn giao cho các đơn vị. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Đó là một thành tích mà không phải nền công nghiệp quốc phòng nào ở Đông Nam Á cũng thực hiện được. Ví dụ như hiện nay, Indonesia dẫu cho đã lắp ráp được máy bay quân sự hiện đại của Airbus nhưng lại không thể đại tu sửa chữa lớn trong nước các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi, Malaysia cũng tương tự - họ chế tạo được nhiều vũ khí gồm cả xe thiết giáp nhưng riêng việc sửa chữa máy bay quân sự không tốt. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Để có được khả năng mà “không phải ai cũng làm được”, tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy A32 đã có những cố gắng rất lớn. Theo báo QĐND, nhà máy đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy trí tuệ tập thể, thiết kế hàng trăm bản vẽ cơ khí để gia công, chế tạo các linh kiện, phụ tùng, vật tư kỹ thuật phục vụ công tác sửa chữa, sản xuất; biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có những tài liệu song ngữ, đặc biệt là bộ quy trình công nghệ sửa chữa lớn, tăng niên hạn sử dụng máy bay Su-22 và Su-27. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện nay có thể nói là gần như toàn bộ số máy bay Su-27SK/UBK của Trung đoàn 925 đã được Nhà máy A32 đại tu thành công và trở lại hoạt động. Theo tài liệu Nga, các máy bay chiến đấu Su-27 có tuổi thọ khung thân khoảng 2.000 giờ bay trước khi phải tiến hành đại tu, tăng hạn sử dụng. Tính từ khi đưa vào phục vụ (giữa những năm 1990), đến nay đã được 20 năm vì vậy việc đại tu Su-27 là điều cần thiết. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Về phần máy bay Su-22, những chiếc Su-22M/M4 chúng ta nhận được từ Liên Xô giai đoạn những năm 1980. Các máy bay này có tuổi thọ khoảng 2.000 giờ bay, hoặc tương đương với 20 năm sử dụng. Như vậy tới nay đã khoảng 30 năm, nhưng các máy bay Su-22 như đã biết vẫn hoạt động đầy đủ trong lực lượng KQND Việt Nam. Do đó, có thể nói rằng Nhà máy A32 đã hoàn thành thành công việc đại tu, tăng hạn sử dụng Sukhoi Su-22. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Trong ảnh là máy bay Su-22M4 của Trung đoàn tiêm kích – bom 937 – một trong những đơn vị được giao nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trung đoàn thường xuyên đưa các máy bay Su-22M4 ra tuần tra, bảo vệ Trường Sa suốt nhiều năm qua. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Mặc dù nằm ở thế hệ cũ hơn so với Su-27 thế nhưng việc đại tu dòng máy bay này lại khó hơn vì ở Nga người ta đã thôi sử dụng chúng từ lâu. Dịch vụ sửa chữa, nâng cấp từ Sukhoi và các nhà máy hàng không ở Nga cũng không còn đảm bảo cho Su-22. Chính vì vậy, việc Việt Nam tự đại tu, tăng hạn được Su-22 phải coi là “điều kỳ diệu”. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Ngoài thành tựu về tăng hạn Su-22, Su-27, Việt Nam đang có những bước đi nhanh chóng làm chủ công nghệ sửa chữa lớn dòng máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2. Nếu thành công, A32 sẽ góp phần giúp Nhà nước tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm sửa chữa, bảo dưỡng Su-30. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Cụ thể, Nhà máy A32 thời gian qua đã thay 4 phoam thùng dầu và sửa chữa tăng cường hệ thống nhiên liệu máy bay Su-30MK2. Tuy đây chỉ là một phần nhỏ, nhưng “có gốc mới có ngọn”, chúng ta nhất định sẽ làm được những điều lớn hơn với Su-30MK2. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Trong ảnh, cán bộ kỹ thuật Trung đoàn tiêm kích 923 đang kiểm tra máy bay Su-30MK2 trước giờ tham gia diễn tập. Nguồn ảnh: Báo Phòng không – Không quân
Máy bay Su-30MK2 phóng rocket tấn công mục tiêu trong cuộc diễn tập của Quân chủng Phòng không – Không quân.