Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly cho biết, tập đoàn BAE Systems đã hoàn thành việc giao hàng 72 chiếc tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF). Hiện tại, RSAF là lực lượng có nhiều Typhoon thứ 4 trên thế giới sau Anh, Đức và Italy. Ảnh: Jane's Defence Weekly.Hợp đồng mua 72 chiếc chiến đấu cơ Typhoon được ký kết vào năm 2007. Hợp đồng có tổng giá trị tới 20 tỷ Bảng (khoảng 41 tỷ USD) trở thành thương vụ mua bán vũ khí đắt nhất lịch sử thế giới. Ảnh: Sina.Tiêm kích Typhoon được đánh giá là tinh hoa công nghệ hàng không quân sự của châu Âu. Nó là sản phẩm hợp tác giữa Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Ảnh: Sina.Typhoon thuộc loại chiến đấu cơ đa nhiệm cánh tam giác, máy bay có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau từ tuần tra, bảo vệ không phận, đánh chặn, chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất. Ảnh: Sina.Typhoon là chiếc máy bay rất nhanh nhẹn và linh hoạt ở cả tốc độ cao lẫn thấp. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire" kỹ thuật số cùng thiết kế khí động học ưu việt giúp máy bay có khả năng cơ động rất tốt trong phạm vi hẹp. Ảnh: Sina.Tiêm kích Typhoon được trang bị buồng lái "nhà kính" hiện đại. Các thông số của chuyến bay được hiển thị lên 3 màn hình LCD khổ rộng phía trước giúp phi công dễ dàng quan sát và kiểm soát mọi thứ xung quanh. Ảnh: Sina.Nhìn chung, Typhoon được đánh giá là một "kiệt tác công nghệ" của các nước châu Âu, đưa nó trở thành một trong những tiêm kích đa nhiệm hàng đầu thế giới. Ảnh: Sina.Typhoon đã chứng minh khả năng tấn công đáng sợ của nó trong chiến dịch thiết lập vùng cấm bay ở Libya năm 2011. Ảnh: Sina.Việc RSAF nhận đủ 72 chiếc máy bay Typhoon cùng với F-15SA đưa họ trở thành lực lượng không quân có dàn chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất khu vực Trung Đông. Dàn chiến đấu cơ của RSAF có thể khiến nhiều quốc gia khác ở châu Âu phải thèm khát. Ảnh: Theaviationist.Tuy nhiên, chiến đấu cơ hiện đại đến đâu thì phi công ngồi trong buồng lái mới chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành bại. RSAF tuy có dàn chiến đấu cơ tối tân nhưng năng lực chiến đấu không được đánh giá giá cao. Ảnh: Defenceindustrydaily.Điều này đã được phản ánh trong chiến dịch can thiệp quân sự của Ả Rập Xê-út vào Yemen. RSAF gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu diệt các mục tiêu của phiến quân Houthi. Ảnh: Flickr
Tạp chí quốc phòng Jane's Defence Weekly cho biết, tập đoàn BAE Systems đã hoàn thành việc giao hàng 72 chiếc tiêm kích Eurofighter Typhoon cho Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê-út (RSAF). Hiện tại, RSAF là lực lượng có nhiều Typhoon thứ 4 trên thế giới sau Anh, Đức và Italy. Ảnh: Jane's Defence Weekly.
Hợp đồng mua 72 chiếc chiến đấu cơ Typhoon được ký kết vào năm 2007. Hợp đồng có tổng giá trị tới 20 tỷ Bảng (khoảng 41 tỷ USD) trở thành thương vụ mua bán vũ khí đắt nhất lịch sử thế giới. Ảnh: Sina.
Tiêm kích Typhoon được đánh giá là tinh hoa công nghệ hàng không quân sự của châu Âu. Nó là sản phẩm hợp tác giữa Anh, Đức, Italy và Tây Ban Nha. Ảnh: Sina.
Typhoon thuộc loại chiến đấu cơ đa nhiệm cánh tam giác, máy bay có thể thực hiện một loạt các nhiệm vụ khác nhau từ tuần tra, bảo vệ không phận, đánh chặn, chiếm ưu thế trên không và tấn công mặt đất. Ảnh: Sina.
Typhoon là chiếc máy bay rất nhanh nhẹn và linh hoạt ở cả tốc độ cao lẫn thấp. Máy bay được trang bị hệ thống điều khiển bay "fly-by-wire" kỹ thuật số cùng thiết kế khí động học ưu việt giúp máy bay có khả năng cơ động rất tốt trong phạm vi hẹp. Ảnh: Sina.
Tiêm kích Typhoon được trang bị buồng lái "nhà kính" hiện đại. Các thông số của chuyến bay được hiển thị lên 3 màn hình LCD khổ rộng phía trước giúp phi công dễ dàng quan sát và kiểm soát mọi thứ xung quanh. Ảnh: Sina.
Nhìn chung, Typhoon được đánh giá là một "kiệt tác công nghệ" của các nước châu Âu, đưa nó trở thành một trong những tiêm kích đa nhiệm hàng đầu thế giới. Ảnh: Sina.
Typhoon đã chứng minh khả năng tấn công đáng sợ của nó trong chiến dịch thiết lập vùng cấm bay ở Libya năm 2011. Ảnh: Sina.
Việc RSAF nhận đủ 72 chiếc máy bay Typhoon cùng với F-15SA đưa họ trở thành lực lượng không quân có dàn chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất khu vực Trung Đông. Dàn chiến đấu cơ của RSAF có thể khiến nhiều quốc gia khác ở châu Âu phải thèm khát. Ảnh: Theaviationist.
Tuy nhiên, chiến đấu cơ hiện đại đến đâu thì phi công ngồi trong buồng lái mới chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành bại. RSAF tuy có dàn chiến đấu cơ tối tân nhưng năng lực chiến đấu không được đánh giá giá cao. Ảnh: Defenceindustrydaily.
Điều này đã được phản ánh trong chiến dịch can thiệp quân sự của Ả Rập Xê-út vào Yemen. RSAF gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu diệt các mục tiêu của phiến quân Houthi. Ảnh: Flickr