Trong một bài viết mới đây, hãng thông tấn RIA Novosti tiết lộ tốc độ “bá đạo” của một trong những tuần dương hạm mạnh nhất thế giới hiện nay. Đó là lớp tuần dương hạm Đề án 1164 Atlant với 3 đại diện là Moskva, Nguyên soái Ustinov và Varyag – tốc độ lên tới tới 35 hải lý/h. Nguồn ảnh: WikipediaLưu ý rằng, hầu hết các tàu hộ vệ frigate, tàu khu trục, tuần dương hạm hiện nay trên thế giới đều có tốc độ trung bình khoảng 30 hải lý/h (55,56km/h), thế nhưng với kích cỡ “khủng” dài 186,4m, lượng giãn nước 11.380 tấn mà đề án 1164 lại có thể đạt tốc độ tới 35 hải lý/h thì khó mà chối cãi được rằng nó xứng đáng được coi là tuần dương hạm nhanh nhất hành tinh. Nguồn ảnh: WikipediaĐể có được tốc độ "khủng khiếp" tới vậy, khi thiết kế con tàu, các nhà khoa học hàng hải Liên Xô đã trang bị cho nó tổ hợp máy tuabin khí M21 cung cấp tổng công suất 110.000 mã lực (có nguồn cho là 130.000 mã lực). Nguồn ảnh: WikipediaTất nhiên, như đã đề cập ngay từ đầu, đặc tính cơ động và vượt trội về tốc độ không phải là lợi thế duy nhất của tàu tuần dương Đề án 1164 Atlant. Bởi nó còn được coi là “sát thủ diệt tàu sân bay” đáng sợ nhất hành tinh. Con tàu được tạo ra dưới thời Liên Xô nhằm hủy diệt cả một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaTuần dương hạm Đề án 1164 Atlant được nhà máy 61 Kommunara ở Mykolaiv, Ukraine sản xuất từ cuối những năm 1960, tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ chỉ nhằm mục đích hủy diệt các nhóm tàu sân bay Mỹ, quét sạch khỏi bầu trời mọi máy bay tiêm kích hạm tiên tiến của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: WikipediaKế hoạch ban đầu là 10 chiếc, tuy nhiên các biến động về kinh tế và chính trị đã khiến số lượng tàu được chế tạo bị cắt giảm còn 6 chiếc, nhưng thực tế chỉ có 4 chiếc được chế tạo. Trong đó, 3 chiếc gồm Moskva, nguyên soái Ustinov và Varyag được hoàn thiện năm 1982-1989, chiếc còn lại mang tên Ukrayina không thể hoạt động và hiện vẫn còn nằm ở Ukraine. Nguồn ảnh: WikipediaSo với hiện tại, thiết kế tàu tuần dương 1164 “lạc hậu” về khoản tàng hình, thế nhưng trông hai hàng ống phóng tên lửa của nó thì mọi tàu chiến trên cả đại dương này đều phải run sợ, kể cả các tàu tuần dương Ticonderoga của Mỹ. Nguồn ảnh: WikipediaNhững ống tròn đặt dọc hông tàu thuộc về tổ hợp tên lửa “săn tàu sân bay Mỹ” P-1000 Vulkan. Tổng cộng có tới 16 ống phóng chứa các quả đạn tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm P-1000 Vulkan nặng tới 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn nặng tới hơn 1 tấn. Nguồn ảnh: WikipediaKhoảnh khắc tên lửa Vulkan rời bệ phóng, tầm bắn của nó lên tới 800km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối, tốc độ bay Mach 2,5. Nguồn ảnh: Wikipedia.Không chỉ có khả năng nhấn chìm mọi tàu chiến trên biển, tuần dương hạm 1164 Atlant còn có thể quét sạch khỏi bầu trời mọi loại tiêm kích hạm tiên tiến nhất của Mỹ hiện nay bằng tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-300F – phiên bản trên biển của tên lửa S-300 trứ danh. Trong ảnh, hai hàng bệ phóng S-300F đặt giữa thân tàu. Nguồn ảnh: WikipediaTổng cộng trên mỗi tàu 1164 có tới 64 quả tên lửa S-300F lắp trong 8 bệ phóng tròn, thẳng đứng. Nguồn ảnh: WikipediaKhoảnh khắc bắn thử đạn tên lửa 5V55RM của tổ hợp S-300F từ tuần dương hạm Moskva. Tên lửa đạt tầm bắn 7-90km, tiêu diệt mục tiêu bay nhanh Mach 4 ở trần bay từ 25m tới 25km. Nguồn ảnh: Wikipedia.Cận cảnh anten của đài điều khiển hỏa lực 3R41 Volna làm nhiệm vụ phát hiện, bắt bám và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài các đài radar dẫn bắn, trên tàu tuần dương 1164 còn có vô số “mắt thần” khác cảnh giới “4 phương tám hướng” trên trời, trên mặt biển và cả dưới mặt biển. Nguồn ảnh: WikipediaBên cạnh tên lửa, tuần dương hạm 1164 Atlant còn được trang bị một số vũ khí "bổ trợ" đánh tầm gần, như 6 bệ pháo cao tốc CIWS AK-630, 40 tên lửa tầm thấp Osa-M, bom chống ngầm RBU cùng ngư lôi hạng nặng 533mm. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là pháo hạm cỡ nòng lớn thứ 2 thế giới - AK-130 nòng kép cỡ 130mm. Dù cỡ nòng pháo tương đương khẩu pháo kéo 130mm M46 của Việt Nam, thế nhưng AK-130 có tốc độ bắn "khủng khiếp" 90 phát/phút cả hai nòng, tầm bắn tới 23km với mục tiêu mặt nước, 15km với máy bay và tới 8km đánh chặn tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video: Một ngày trên tuần dương hạm Project 1164 Atlant của Hải quân Nga. ( Nguồn Star)
Trong một bài viết mới đây, hãng thông tấn RIA Novosti tiết lộ tốc độ “bá đạo” của một trong những tuần dương hạm mạnh nhất thế giới hiện nay. Đó là lớp tuần dương hạm Đề án 1164 Atlant với 3 đại diện là Moskva, Nguyên soái Ustinov và Varyag – tốc độ lên tới tới 35 hải lý/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lưu ý rằng, hầu hết các tàu hộ vệ frigate, tàu khu trục, tuần dương hạm hiện nay trên thế giới đều có tốc độ trung bình khoảng 30 hải lý/h (55,56km/h), thế nhưng với kích cỡ “khủng” dài 186,4m, lượng giãn nước 11.380 tấn mà đề án 1164 lại có thể đạt tốc độ tới 35 hải lý/h thì khó mà chối cãi được rằng nó xứng đáng được coi là tuần dương hạm nhanh nhất hành tinh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Để có được tốc độ "khủng khiếp" tới vậy, khi thiết kế con tàu, các nhà khoa học hàng hải Liên Xô đã trang bị cho nó tổ hợp máy tuabin khí M21 cung cấp tổng công suất 110.000 mã lực (có nguồn cho là 130.000 mã lực). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, như đã đề cập ngay từ đầu, đặc tính cơ động và vượt trội về tốc độ không phải là lợi thế duy nhất của tàu tuần dương Đề án 1164 Atlant. Bởi nó còn được coi là “sát thủ diệt tàu sân bay” đáng sợ nhất hành tinh. Con tàu được tạo ra dưới thời Liên Xô nhằm hủy diệt cả một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuần dương hạm Đề án 1164 Atlant được nhà máy 61 Kommunara ở Mykolaiv, Ukraine sản xuất từ cuối những năm 1960, tích hợp hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất thời bấy giờ chỉ nhằm mục đích hủy diệt các nhóm tàu sân bay Mỹ, quét sạch khỏi bầu trời mọi máy bay tiêm kích hạm tiên tiến của Mỹ và NATO. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kế hoạch ban đầu là 10 chiếc, tuy nhiên các biến động về kinh tế và chính trị đã khiến số lượng tàu được chế tạo bị cắt giảm còn 6 chiếc, nhưng thực tế chỉ có 4 chiếc được chế tạo. Trong đó, 3 chiếc gồm Moskva, nguyên soái Ustinov và Varyag được hoàn thiện năm 1982-1989, chiếc còn lại mang tên Ukrayina không thể hoạt động và hiện vẫn còn nằm ở Ukraine. Nguồn ảnh: Wikipedia
So với hiện tại, thiết kế tàu tuần dương 1164 “lạc hậu” về khoản tàng hình, thế nhưng trông hai hàng ống phóng tên lửa của nó thì mọi tàu chiến trên cả đại dương này đều phải run sợ, kể cả các tàu tuần dương Ticonderoga của Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những ống tròn đặt dọc hông tàu thuộc về tổ hợp tên lửa “săn tàu sân bay Mỹ” P-1000 Vulkan. Tổng cộng có tới 16 ống phóng chứa các quả đạn tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm P-1000 Vulkan nặng tới 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn nặng tới hơn 1 tấn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khoảnh khắc tên lửa Vulkan rời bệ phóng, tầm bắn của nó lên tới 800km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối, tốc độ bay Mach 2,5. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Không chỉ có khả năng nhấn chìm mọi tàu chiến trên biển, tuần dương hạm 1164 Atlant còn có thể quét sạch khỏi bầu trời mọi loại tiêm kích hạm tiên tiến nhất của Mỹ hiện nay bằng tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-300F – phiên bản trên biển của tên lửa S-300 trứ danh. Trong ảnh, hai hàng bệ phóng S-300F đặt giữa thân tàu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tổng cộng trên mỗi tàu 1164 có tới 64 quả tên lửa S-300F lắp trong 8 bệ phóng tròn, thẳng đứng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khoảnh khắc bắn thử đạn tên lửa 5V55RM của tổ hợp S-300F từ tuần dương hạm Moskva. Tên lửa đạt tầm bắn 7-90km, tiêu diệt mục tiêu bay nhanh Mach 4 ở trần bay từ 25m tới 25km. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Cận cảnh anten của đài điều khiển hỏa lực 3R41 Volna làm nhiệm vụ phát hiện, bắt bám và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các đài radar dẫn bắn, trên tàu tuần dương 1164 còn có vô số “mắt thần” khác cảnh giới “4 phương tám hướng” trên trời, trên mặt biển và cả dưới mặt biển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh tên lửa, tuần dương hạm 1164 Atlant còn được trang bị một số vũ khí "bổ trợ" đánh tầm gần, như 6 bệ pháo cao tốc CIWS AK-630, 40 tên lửa tầm thấp Osa-M, bom chống ngầm RBU cùng ngư lôi hạng nặng 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là pháo hạm cỡ nòng lớn thứ 2 thế giới - AK-130 nòng kép cỡ 130mm. Dù cỡ nòng pháo tương đương khẩu pháo kéo 130mm M46 của Việt Nam, thế nhưng AK-130 có tốc độ bắn "khủng khiếp" 90 phát/phút cả hai nòng, tầm bắn tới 23km với mục tiêu mặt nước, 15km với máy bay và tới 8km đánh chặn tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video: Một ngày trên tuần dương hạm Project 1164 Atlant của Hải quân Nga. ( Nguồn Star)