Hải quân Liên Xô (VMF) là bộ phận không thể thiếu trong thành lập Lực lượng Vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Lực lượng này còn được gọi với cái tên "thân thương" là "hạm đội hồng quân" tồn tại từ năm 1918-1991 với sức mạnh đạt đỉnh trong cuộc chiến tranh Lạnh. Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên mỗi khi các tàu chiến Hải quân Liên Xô áp sát đều khiến Mỹ-NATO phải lo sợ. Nguồn ảnh: WikipediaVào thời kỳ đỉnh cao, Hải quân Liên Xô có quân số thường trực lên tới 467.000 người, trang bị 1.053 tàu chiến và 1.172 máy bay các loại (con số năm 1990). VMF tổ chức thành 4 hạm đội lớn gồm: Biển Bắc; Thái Bình Dương; Biển Đen và Baltic. Bộ chỉ huy đặt tại quân cảng Leningrad. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù Hải quân Nga thừa hưởng phần lớn Hạm đội Hồng quân, tuy nhiên họ không thể duy trì hết số lượng tàu chiến mà Liên Xô để lại, bao gồm cả hạm đội tàu sân bay quy mô. Ít người biết rằng, thời kỳ chiến tranh Lạnh, hạm đội hàng không mẫu hạm của Liên Xô chỉ đứng sau Mỹ. Dù cho ít hơn nhiều lần, nhưng chúng sở hữu sức mạnh khác biệt hoàn toàn, tạo nên nỗi khiếp sợ cho đối phương. Nguồn ảnh: WikipediaTính tới tháng 12/1990, Hải quân Liên Xô có trong biên chế 7 chiếc hàng không mẫu hạm không lổ. Tuy nhiên, cần phải biết rằng Liên Xô không gọi chúng là tàu sân bay mà là phân loại thành "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay". Bởi các lớp tàu này không chỉ đơn thuần mang máy bay mà mang theo kho vũ khí gồm các tên lửa hành trình và phòng không tầm xa cho phép tác chiến hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào đội tàu hộ tống. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, số lượng hàng không mẫu hạm Liên Xô thời kỳ này gồm: 2 chiếc tàu sân bay Project 1123 Kondor (NATO gọi là lớp Moskva); 4 chiếc Project 1143 Krechyet (NATO gọi là lớp Kiev) và 1 chiếc Đô đốc Kuznetsov (đang hoạt động trong Hải quân Nga). Nguồn ảnh: WikipediaTrước khi Kuznetsov gia nhập biên chế ngày 25/12/1990, Project 1143 là tàu sân bay lớn nhất của Liên Xô có lượng giãn nước 45.000 tấn, có khả năng chở 30 máy bay các loại, trang bị 8 tên lửa diệt hạm 500km cùng 80-200 tên lửa phòng không... Nguồn ảnh: WikipediaNgày 25/12/1990, tàu sân bay lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo đi vào hoạt động - Đô đốc Kuznetsov - lượng giãn nước gần 70.00 tấn, chở được 30-50 máy bay các loại. Đặc biệt, kho vũ khí của nó trang bị 12 tên lửa hành trình 700km, 192 tên lửa phòng không biến nó trở thành tàu sân bay vũ trang mạnh nhất hành tinh. Đây cũng là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia.Nếu như hạm đội tàu sân bay chỉ có số lượng khiêm tốn 7 chiếc thì lực lượng tàu ngầm của hồng quân có thể nói là ngang ngửa Mỹ với 262 chiếc. Trong đó, riêng hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa liên lục địa có tới 63 chiếc gồm: 6 tàu ngầm 941 Typhoon (loại tàu ngầm to nhất trong lịch sử, to ngang tàu sân bay hạng nhẹ); 40 tàu ngầm 667B Delta; 12 chiếc 667A Yankee và 5 chiếc 658 Hotel. Nguồn ảnh: WikipediaHạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình có tới 72 chiếc gồm: 6 tàu ngầm Project 949/949A Oscar; 6 chiếc 667A/AU Yankee; 14 chiếc 640 Skat; 30 chiếc 659 Echo và 16 chiếc 651 Juilett. Các tàu ngầm này trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa như P-700 Granit hoặc P-35... Nguồn ảnh: WikipediaHải quân Liên Xô còn có 64 tàu ngầm hạt nhân tấn công chủ yếu mang theo ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống ngầm và một số mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là 40 tàu Project 671 Victor, nhưng loại hiện đại nhất là Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là Akula). Loại tàu này trang bị các tên lửa hành trình S-10 Granat có tầm phóng đến 3.000km, tương đương với Tomahawk. Nguồn ảnh: WikipediaHạm đội tàu ngầm thông thường có 63 chiếc gồm: 18 tàu Kilo 877; 20 tàu 641B Tango và 25 tàu 641 Foxtrop. Các tàu ngầm diesel-điện thời bấy giờ chủ yếu sử dụng ngư lôi. Nguồn ảnh: WikipediaVề đội tàu chiến đấu mặt nước, Hải quân Liên Xô đến năm 1990 có trong tay 3 tàu chiến sử dụng động lực hạt nhân Project 1144 Orlan (NATO gọi là Kirov). Đó là những pháo đài nổi trên mặt nước lớn nhất hành tinh, chỉ xếp sau tàu sân bay, trang bị 20 tên lửa diệt hạm bắn xa 700km; gần 100 quả tên lửa phòng không S-300 và vô số vũ khí tầm trung - gần khác. Mỹ không có tàu chiến nào trang bị mạnh mẽ tới vậy, kể cả hiện nay. Nguồn ảnh: WikipediaĐội tàu tuần dương hạm có tới 30 chiếc, trong đó loại tàu hiện đại nhất Project 1164 Atlan có 3 chiếc, mỗi chiếc mang theo 16 quả tên lửa hành trình chống hạm bắn xa 500-700km. Nguồn ảnh: WikipediaĐội tàu khu trục có 45 chiếc gồm 11 tàu khu trục tên lửa đa năng 956 Sovremennyy, 11 chiến hạm chống tàu ngầm lớn nhất thế giới 1155 Fregat và một số các tàu khu trục khác. Nguồn ảnh: WikipediaĐội tàu hộ vệ frigate có tới 113 chiếc đủ kích cỡ từ 1.000-4.000 tấn, chiếm số lượng lớn nhất là lớp tàu hộ vệ săn ngầm Petya (Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 4 chiếc) - 31 chiếc và 32 chiếc 1135 Burevestnik (lượng giãn nước 3.200-4.000 tấn). Nguồn ảnh: WikipediaĐội tàu hộ tống cỡ dưới 1.000 tấn gồm 124 chiếc gồm các tàu hộ tống săn ngầm lớp Parchim 1331M và Albatros 1124 chủ yếu lắp ngư lôi làm nhiệm vụ chống ngầm; 36 chiếc tàu tên lửa 1234 Nanuchka thuộc kiểu tàu tấn công nhanh, mang tên lửa diệt hạm tốc độ cao. Nguồn ảnh: WikipediaLực lượng tàu đổ bộ Liên Xô năm 1990 có 35 chiếc, loại lớn nhất là 2 chiếc thuộc lớp Nosorgo 1174 có lượng giãn nước 14.000 tấn, dài 157m... Tuy nhiên, nòng cốt chủ yếu là các tàu đổ bộ hạng trung cỡ 2.000 tấn 775 Ropucha có 19 chiếc. Nguồn ảnh: WikipediaKhông quân Hải quân Liên Xô (AV-MF) được tổ chức cực kỳ hùng hậu với 16 sư đoàn trang bị hơn 1.000 máy bay các loại tính tới năm 1990. Trong đó, lực lượng đóng quân trên các tàu sân bay có 299 chiếc máy bay gồm 80 tiêm kích hạm Yak-38 chủ yếu hoạt động trên 4 tàu sân bay Project 1143. Nguồn ảnh: WikipediaCác căn cứ không quân trên đất liền có hơn 800 chiếc, trong số đó có 140 máy bay ném bom hạng nặng (125 chiếc Tu-16 và 15 Tu-22); 195 máy bay cường kích Su-17/24 và 180 máy bay săn ngầm tầm xa Tu-140 và Il-38... Nguồn ảnh: WikipediaĐó là còn chưa kể các máy bay tác chiến điện tử, máy bay trinh sát, máy bay tiếp nhiên liệu trên không với số lượng hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia.Mời độc giả xem video: Sức mạnh không tưởng của Hải quân Liên Xô trong những năm 1980. (Nguồn Hải quân Liên Xô)
Hải quân Liên Xô (VMF) là bộ phận không thể thiếu trong thành lập Lực lượng Vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Lực lượng này còn được gọi với cái tên "thân thương" là "hạm đội hồng quân" tồn tại từ năm 1918-1991 với sức mạnh đạt đỉnh trong cuộc chiến tranh Lạnh. Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn nhỉnh hơn một chút, tuy nhiên mỗi khi các tàu chiến Hải quân Liên Xô áp sát đều khiến Mỹ-NATO phải lo sợ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vào thời kỳ đỉnh cao, Hải quân Liên Xô có quân số thường trực lên tới 467.000 người, trang bị 1.053 tàu chiến và 1.172 máy bay các loại (con số năm 1990). VMF tổ chức thành 4 hạm đội lớn gồm: Biển Bắc; Thái Bình Dương; Biển Đen và Baltic. Bộ chỉ huy đặt tại quân cảng Leningrad. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù Hải quân Nga thừa hưởng phần lớn Hạm đội Hồng quân, tuy nhiên họ không thể duy trì hết số lượng tàu chiến mà Liên Xô để lại, bao gồm cả hạm đội tàu sân bay quy mô. Ít người biết rằng, thời kỳ chiến tranh Lạnh, hạm đội hàng không mẫu hạm của Liên Xô chỉ đứng sau Mỹ. Dù cho ít hơn nhiều lần, nhưng chúng sở hữu sức mạnh khác biệt hoàn toàn, tạo nên nỗi khiếp sợ cho đối phương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tính tới tháng 12/1990, Hải quân Liên Xô có trong biên chế 7 chiếc hàng không mẫu hạm không lổ. Tuy nhiên, cần phải biết rằng Liên Xô không gọi chúng là tàu sân bay mà là phân loại thành "tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay". Bởi các lớp tàu này không chỉ đơn thuần mang máy bay mà mang theo kho vũ khí gồm các tên lửa hành trình và phòng không tầm xa cho phép tác chiến hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào đội tàu hộ tống. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, số lượng hàng không mẫu hạm Liên Xô thời kỳ này gồm: 2 chiếc tàu sân bay Project 1123 Kondor (NATO gọi là lớp Moskva); 4 chiếc Project 1143 Krechyet (NATO gọi là lớp Kiev) và 1 chiếc Đô đốc Kuznetsov (đang hoạt động trong Hải quân Nga). Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước khi Kuznetsov gia nhập biên chế ngày 25/12/1990, Project 1143 là tàu sân bay lớn nhất của Liên Xô có lượng giãn nước 45.000 tấn, có khả năng chở 30 máy bay các loại, trang bị 8 tên lửa diệt hạm 500km cùng 80-200 tên lửa phòng không... Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngày 25/12/1990, tàu sân bay lớn nhất từng được Liên Xô chế tạo đi vào hoạt động - Đô đốc Kuznetsov - lượng giãn nước gần 70.00 tấn, chở được 30-50 máy bay các loại. Đặc biệt, kho vũ khí của nó trang bị 12 tên lửa hành trình 700km, 192 tên lửa phòng không biến nó trở thành tàu sân bay vũ trang mạnh nhất hành tinh. Đây cũng là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nếu như hạm đội tàu sân bay chỉ có số lượng khiêm tốn 7 chiếc thì lực lượng tàu ngầm của hồng quân có thể nói là ngang ngửa Mỹ với 262 chiếc. Trong đó, riêng hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa liên lục địa có tới 63 chiếc gồm: 6 tàu ngầm 941 Typhoon (loại tàu ngầm to nhất trong lịch sử, to ngang tàu sân bay hạng nhẹ); 40 tàu ngầm 667B Delta; 12 chiếc 667A Yankee và 5 chiếc 658 Hotel. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hạm đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình có tới 72 chiếc gồm: 6 tàu ngầm Project 949/949A Oscar; 6 chiếc 667A/AU Yankee; 14 chiếc 640 Skat; 30 chiếc 659 Echo và 16 chiếc 651 Juilett. Các tàu ngầm này trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa như P-700 Granit hoặc P-35... Nguồn ảnh: Wikipedia
Hải quân Liên Xô còn có 64 tàu ngầm hạt nhân tấn công chủ yếu mang theo ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống ngầm và một số mang tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là 40 tàu Project 671 Victor, nhưng loại hiện đại nhất là Project 971 Shchuka-B (NATO gọi là Akula). Loại tàu này trang bị các tên lửa hành trình S-10 Granat có tầm phóng đến 3.000km, tương đương với Tomahawk. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hạm đội tàu ngầm thông thường có 63 chiếc gồm: 18 tàu Kilo 877; 20 tàu 641B Tango và 25 tàu 641 Foxtrop. Các tàu ngầm diesel-điện thời bấy giờ chủ yếu sử dụng ngư lôi. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về đội tàu chiến đấu mặt nước, Hải quân Liên Xô đến năm 1990 có trong tay 3 tàu chiến sử dụng động lực hạt nhân Project 1144 Orlan (NATO gọi là Kirov). Đó là những pháo đài nổi trên mặt nước lớn nhất hành tinh, chỉ xếp sau tàu sân bay, trang bị 20 tên lửa diệt hạm bắn xa 700km; gần 100 quả tên lửa phòng không S-300 và vô số vũ khí tầm trung - gần khác. Mỹ không có tàu chiến nào trang bị mạnh mẽ tới vậy, kể cả hiện nay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đội tàu tuần dương hạm có tới 30 chiếc, trong đó loại tàu hiện đại nhất Project 1164 Atlan có 3 chiếc, mỗi chiếc mang theo 16 quả tên lửa hành trình chống hạm bắn xa 500-700km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đội tàu khu trục có 45 chiếc gồm 11 tàu khu trục tên lửa đa năng 956 Sovremennyy, 11 chiến hạm chống tàu ngầm lớn nhất thế giới 1155 Fregat và một số các tàu khu trục khác. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đội tàu hộ vệ frigate có tới 113 chiếc đủ kích cỡ từ 1.000-4.000 tấn, chiếm số lượng lớn nhất là lớp tàu hộ vệ săn ngầm Petya (Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 4 chiếc) - 31 chiếc và 32 chiếc 1135 Burevestnik (lượng giãn nước 3.200-4.000 tấn). Nguồn ảnh: Wikipedia
Đội tàu hộ tống cỡ dưới 1.000 tấn gồm 124 chiếc gồm các tàu hộ tống săn ngầm lớp Parchim 1331M và Albatros 1124 chủ yếu lắp ngư lôi làm nhiệm vụ chống ngầm; 36 chiếc tàu tên lửa 1234 Nanuchka thuộc kiểu tàu tấn công nhanh, mang tên lửa diệt hạm tốc độ cao. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lực lượng tàu đổ bộ Liên Xô năm 1990 có 35 chiếc, loại lớn nhất là 2 chiếc thuộc lớp Nosorgo 1174 có lượng giãn nước 14.000 tấn, dài 157m... Tuy nhiên, nòng cốt chủ yếu là các tàu đổ bộ hạng trung cỡ 2.000 tấn 775 Ropucha có 19 chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không quân Hải quân Liên Xô (AV-MF) được tổ chức cực kỳ hùng hậu với 16 sư đoàn trang bị hơn 1.000 máy bay các loại tính tới năm 1990. Trong đó, lực lượng đóng quân trên các tàu sân bay có 299 chiếc máy bay gồm 80 tiêm kích hạm Yak-38 chủ yếu hoạt động trên 4 tàu sân bay Project 1143. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các căn cứ không quân trên đất liền có hơn 800 chiếc, trong số đó có 140 máy bay ném bom hạng nặng (125 chiếc Tu-16 và 15 Tu-22); 195 máy bay cường kích Su-17/24 và 180 máy bay săn ngầm tầm xa Tu-140 và Il-38... Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là còn chưa kể các máy bay tác chiến điện tử, máy bay trinh sát, máy bay tiếp nhiên liệu trên không với số lượng hàng trăm chiếc. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem video: Sức mạnh không tưởng của Hải quân Liên Xô trong những năm 1980. (Nguồn Hải quân Liên Xô)