Sáng ngày hôm qua (27/4), được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuần dương hạm Varyag – soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, cùng tàu tiếp dầu (SMTN) Pechenga và tàu lai dắt cứu hộ (SBS) Fotiy Krylov (Hải quân Nga) đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ642 thủy thủ tàu tuần dương Varyag dưới sự chỉ huy của thuyền trường Alexey Yurevich Ulyanenko sẽ ở thăm Việt Nam suốt 5 ngày và có một số hoạt động giao lưu hữu nghị. Trong ảnh, tuần dương hạm Varyag hùng vĩ trên mặt nước vịnh Cam Ranh xinh đẹp. Nguồn ảnh: ZingChiều cùng ngày, nhóm chỉ huy đoàn Hải quân Nga đã đến viếng tượng đài Tưởng niệm quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga và Việt Nam (Tượng đài Cam Ranh), nơi tưởng nhớ các quân nhân đã hy sinh vì hòa bình, ổn định ở khu vực xây dựng tại TP Cam Ranh. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻLãnh đạo vùng 4 Hải quân tiếp đón đoàn thủy thủ tuần dương hạm Varyag. Nguồn ảnh: ZingTrước đó, tuần dương hạm tên lửa Varyag đã có chuyến thăm cảng Bắc Manila (Philippines) từ ngày 20-24/4 và cảng Busan (Hàn Quốc) từ ngày 11-14/4. Các chuyến thăm này nằm trong chuỗi hoạt động tuần tra dài ngày của biên đội tàu ở Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: News.cnTàu tuần dương Varyag là chiến hạm thứ ba thuộc lớp tàu tuần dương trang bị tên lửa có điều khiển Project 1164 Atlant (NATO gọi là lớp Slava). Nó được khởi đóng năm 1979 tại nhà máy đóng tàu 61 Kommunara, Nikolayev, Ukraine. Con tàu được hạ thủy vào tháng 7/1983, chính thức biên chế ngày 16/10/1989. Nguồn ảnh: WikipediaĐứng trước Varyag, chắc chắn ai cũng phải trầm trồ kích thước khủng như “một quả núi” của con tàu. Varyag có lượng giãn nước khoảng 11.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m. Con tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, dự trữ hành trình khoảng 19.000km. Nguồn ảnh: SinaMột trong những điểm nhấn làm nên sự “hùng vĩ” của tuần dương hạm Varyag chính là hàng dài ống phóng tên lửa hành trình bố trí dọc hai bên hông tàu – mỗi bên 8 ống phóng, cứ 2 ống được đặt trên một khung thép khổng lồ đủ cho “kẻ thù” thấy rằng họ đang đối mặt với dàn vũ khí cực kỳ khủng khiếp. Nguồn ảnh: SinaTuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-500 Bazalt – một trong những loại tên lửa chống tàu lớn nhất, bắn xa nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh, hai ống phóng khổng lồ đặt dọc thân tàu tuần dương. Nguồn ảnh: SinaP-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12 Sandbox) nặng 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn hạt nhân hoặc thuốc nổ thường 1 tấn. Sức mạnh của đầu đạn thường P-500 thừa sức khiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ mất sức chiến đấu chỉ bằng một phát bắn. Tên lửa đạt tầm bay tới 550km, tốc độ bay siêu thanh Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài P-500, Varyag cũng nằm trong số ít tàu chiến Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300F – phiên bản của S-300 trên bộ cung cấp cho con tàu khả năng phòng thủ cấp hạm đội. Trong ảnh, có 8 bệ phóng được lắp ở sau thượng tầng, mỗi bệ lắp 8 ống phóng chứa đạn tên lửa 5V55RM, tổng cộng mỗi tàu có 64 đạn đủ sức dọn sạch hầu hết các phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh, tàu tuần dương Varyag bắn thử nghiệm tên lửa 5V55RM S-300F - đạt tầm bắn 7-90km, độ cao đánh chặn 25m tới 25km. Nguồn ảnh: WikipediaĐây là anten đài radar điều khiển hỏa lực 3R41 Volna của S-300F trên Varyag. Tầm phát hiện mục tiêu của nó lên tới 100km. Ngoài ra, trên Varyag còn được trang bị đài radar thám sát MR-800 Voskhod có thể phát hiện mục tiêu cho S-300F ở cự ly đến 200km. Nguồn ảnh: WikipediaĐảm nhiệm phòng thủ cự ly gần cho tuần dương hạm Varyag là 2 bệ phóng tên lửa phòng không OSA-MA (mỗi bệ có 20 đạn dự trữ), 6 pháo CIWS AK-630. Osa-MA có tầm phóng 15km, độ cao đánh chặn 12km. Nguồn ảnh: WikipediaNăng lực chống tàu ngầm của Varyag cũng tương đối tốt với các bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, con tàu còn có khẩu đại pháo hạm lớn nhất thế giới hiện nay AK-130 hai nòng cỡ 130mm tầm bắn khoảng 28-30km. Nguồn ảnh: SinaTrong ảnh là đài radar thám sát 3 tham số 2 kênh dùng anten mạng pha chủ động MR-710 có tầm phát hiện 580km với mục tiêu trên không có diện tích phản xạ radar (RCS) 25m2 hoặc 420km với mục tiêu RCS 7m2, tầm quét cực đại 600km, có thể phát hiện mục tiêu cực nhỏ có RCS=0,1m2 cách 26km, với RCS=0,02m2 là 150km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sáng ngày hôm qua (27/4), được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuần dương hạm Varyag – soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, cùng tàu tiếp dầu (SMTN) Pechenga và tàu lai dắt cứu hộ (SBS) Fotiy Krylov (Hải quân Nga) đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
642 thủy thủ tàu tuần dương Varyag dưới sự chỉ huy của thuyền trường Alexey Yurevich Ulyanenko sẽ ở thăm Việt Nam suốt 5 ngày và có một số hoạt động giao lưu hữu nghị. Trong ảnh, tuần dương hạm Varyag hùng vĩ trên mặt nước vịnh Cam Ranh xinh đẹp. Nguồn ảnh: Zing
Chiều cùng ngày, nhóm chỉ huy đoàn Hải quân Nga đã đến viếng tượng đài Tưởng niệm quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga và Việt Nam (Tượng đài Cam Ranh), nơi tưởng nhớ các quân nhân đã hy sinh vì hòa bình, ổn định ở khu vực xây dựng tại TP Cam Ranh. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Lãnh đạo vùng 4 Hải quân tiếp đón đoàn thủy thủ tuần dương hạm Varyag. Nguồn ảnh: Zing
Trước đó, tuần dương hạm tên lửa Varyag đã có chuyến thăm cảng Bắc Manila (Philippines) từ ngày 20-24/4 và cảng Busan (Hàn Quốc) từ ngày 11-14/4. Các chuyến thăm này nằm trong chuỗi hoạt động tuần tra dài ngày của biên đội tàu ở Tây Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: News.cn
Tàu tuần dương Varyag là chiến hạm thứ ba thuộc lớp tàu tuần dương trang bị tên lửa có điều khiển Project 1164 Atlant (NATO gọi là lớp Slava). Nó được khởi đóng năm 1979 tại nhà máy đóng tàu 61 Kommunara, Nikolayev, Ukraine. Con tàu được hạ thủy vào tháng 7/1983, chính thức biên chế ngày 16/10/1989. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đứng trước Varyag, chắc chắn ai cũng phải trầm trồ kích thước khủng như “một quả núi” của con tàu. Varyag có lượng giãn nước khoảng 11.490 tấn, dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m. Con tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí cho tốc độ tối đa 32 hải lý/h, dự trữ hành trình khoảng 19.000km. Nguồn ảnh: Sina
Một trong những điểm nhấn làm nên sự “hùng vĩ” của tuần dương hạm Varyag chính là hàng dài ống phóng tên lửa hành trình bố trí dọc hai bên hông tàu – mỗi bên 8 ống phóng, cứ 2 ống được đặt trên một khung thép khổng lồ đủ cho “kẻ thù” thấy rằng họ đang đối mặt với dàn vũ khí cực kỳ khủng khiếp. Nguồn ảnh: Sina
Tuần dương hạm Varyag được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống hạm tốc độ siêu âm P-500 Bazalt – một trong những loại tên lửa chống tàu lớn nhất, bắn xa nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh, hai ống phóng khổng lồ đặt dọc thân tàu tuần dương. Nguồn ảnh: Sina
P-500 Bazalt (NATO định danh là SS-N-12 Sandbox) nặng 4,8 tấn, dài 11,7m, mang đầu đạn hạt nhân hoặc thuốc nổ thường 1 tấn. Sức mạnh của đầu đạn thường P-500 thừa sức khiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ mất sức chiến đấu chỉ bằng một phát bắn. Tên lửa đạt tầm bay tới 550km, tốc độ bay siêu thanh Mach 2,5, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài P-500, Varyag cũng nằm trong số ít tàu chiến Nga được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không S-300F – phiên bản của S-300 trên bộ cung cấp cho con tàu khả năng phòng thủ cấp hạm đội. Trong ảnh, có 8 bệ phóng được lắp ở sau thượng tầng, mỗi bệ lắp 8 ống phóng chứa đạn tên lửa 5V55RM, tổng cộng mỗi tàu có 64 đạn đủ sức dọn sạch hầu hết các phi cơ trên hàng không mẫu hạm Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh, tàu tuần dương Varyag bắn thử nghiệm tên lửa 5V55RM S-300F - đạt tầm bắn 7-90km, độ cao đánh chặn 25m tới 25km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đây là anten đài radar điều khiển hỏa lực 3R41 Volna của S-300F trên Varyag. Tầm phát hiện mục tiêu của nó lên tới 100km. Ngoài ra, trên Varyag còn được trang bị đài radar thám sát MR-800 Voskhod có thể phát hiện mục tiêu cho S-300F ở cự ly đến 200km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đảm nhiệm phòng thủ cự ly gần cho tuần dương hạm Varyag là 2 bệ phóng tên lửa phòng không OSA-MA (mỗi bệ có 20 đạn dự trữ), 6 pháo CIWS AK-630. Osa-MA có tầm phóng 15km, độ cao đánh chặn 12km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năng lực chống tàu ngầm của Varyag cũng tương đối tốt với các bệ phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000 và ngư lôi 533mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, con tàu còn có khẩu đại pháo hạm lớn nhất thế giới hiện nay AK-130 hai nòng cỡ 130mm tầm bắn khoảng 28-30km. Nguồn ảnh: Sina
Trong ảnh là đài radar thám sát 3 tham số 2 kênh dùng anten mạng pha chủ động MR-710 có tầm phát hiện 580km với mục tiêu trên không có diện tích phản xạ radar (RCS) 25m2 hoặc 420km với mục tiêu RCS 7m2, tầm quét cực đại 600km, có thể phát hiện mục tiêu cực nhỏ có RCS=0,1m2 cách 26km, với RCS=0,02m2 là 150km. Nguồn ảnh: Wikipedia