Ý tưởng sử dụng lửa làm vũ khí có thể xuất hiện ngay khi con người tìm ra lửa, và Hy Lạp là những quốc gia đi đầu trong việc sử dụng lửa vào chiến tranh. Theo nhiều sử liệu khác nhau, vào thế kỷ thứ 7, Hy Lạp đã dùng loại vũ khí có tên là "Lửa Hy Lạp", để chống lại các cuộc tấn công của người Hồi giáo. Tuy nhiên loại vũ khí này biến mất vào thế kỷ 13 mà chưa rõ nguyên nhân.Mãi cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, súng phun lửa một lần nữa được dùng một cách có kiểm soát. Richard Fiedler là một nhà khoa học người Đức, đã phát minh ra súng phun lửa hiện đại. Đây là loại vũ khí, sử dụng chất lỏng bắt lửa, thường là dầu, có tên là Flammenwerfer.Súng phun lửa Flammenwerfer được Quân đội Đức tiến hành thử nghiệm vào năm 1901. Vũ khí của Fiedler đủ nhỏ, để trang bị cho cá nhân, và có thể bắn ra ngọn lửa dài khoảng 30 mét.Các chiến hào của mặt trận phía tây nước Đức, đã tình cờ trở thành nơi chứng minh lý tưởng cho loại vũ khí, chưa được thực chiến lúc bấy giờ; và người Đức lần đầu tiên sử dụng cả phiên bản nhỏ gọn, cũng như phiên bản lớn hơn, giúp tăng gấp đôi tầm bắn, để chống lại quân Pháp, phòng ngự trên tuyến phòng thủ Verdun, vào đầu năm 1915.Các loại vũ khí lửa này tiếp tục được sử dụng để chống lại Quân đội Anh tham chiến trên đất Pháp vào mùa hè năm 1915; và điều này đã thuyết phục người Đức triển khai khẩu súng phun lửa Flammenwerfer trên khắp các mặt trận.Sau Thế chiến I kết thúc, các quốc gia khác đã xem xét cách sử dụng súng phun lửa, và Quân đội Mỹ và Anh đều phát triển các mẫu súng phun lửa mới, sử dụng bằng nhiên liệu napalm, là một loại xăng đặc, dễ cháy với nhiệt độ cao. Quân đội Mỹ đã sử dụng súng phun lửa để tiêu diệt sinh lực Quân đội phát xít Nhật, phòng ngự trong các hầm ngầm, hang động… Nhược điểm lớn nhất của súng phun lửa, là một người lính phải đeo một bình nhiên liệu, có trọng lượng rất nặng trên lưng, điều này hạn chế việc vận động trên chiến trường và khiến cá nhân đó trở thành mục tiêu rất lớn. Trong khi bình nhiên liệu có thể bốc cháy, khi bị trúng đạn của đối phương, và gây nguy hiểm cho chính người sử dụng.Một điểm yếu lớn nữa của súng phun lửa là thời gian phun lửa rất ngắn, chỉ khoảng từ 20 đến 30 giây sử dụng; nhưng người lính sau đó vẫn phải mang theo thùng nhiên liệu nặng nề trên lưng, để cơ động về tuyến sau, nạp tiếp nhiên liệu cho lần chiến đấu tiếp theo.Chưa hết, cự ly tác chiến thông thường trong các cuộc chiến tranh tổng lực trong thế chiến 2 vào khoảng 120-200 mét (tùy theo từng địa hình mà cự ly tác chiến có thể ngắn hơn). Trong khi đó, cự ly của súng phun lửa tối đa chỉ khoảng từ 50 tới 80 mét. Điều này đồng nghĩa với việc, để sử dụng hiệu quả được loại súng này, người lính sẽ phải cơ động vào giữa hai làn đạn của cả quân ta và quân địch, sau đó áp sát lại phía địch và khai hỏa. Do vậy số phận của những người lính sử dụng súng phun lửa nằm trong tầm ném của... lựu đạn và ngay khi họ tiếp cận được phía đối phương, nguy cơ bị ném cho cả "rổ" lựu đạn là rất cao. Thông thường súng phun lửa chỉ được sử dụng khi hỏa lực bộ binh của phe ta áp đảo so với phe địch, đối phương không thể bắn trả được hoặc chống trả một cách cầm chừng, trong trường hợp hỏa lực của đối phương quá dữ dội thì việc đưa súng phun lửa tiếp cận lại gần không khác nào một mệnh lệnh cảm tử.Bất chấp những điểm yếu trên, Quân đội Mỹ đã thấy một số lợi thế mà súng phun lửa mang lại và tạo ra nhiều loại vũ khí phun lửa di động và gắn trên xe. Có thể điểm qua gồm M-202 FLASH, một loại súng phun lửa, sử dụng nguyên lý đạn tên lửa, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 5 lần, so với các thiết bị cũ hơn từ thời Thế chiến II.Ở chiến trường Việt Nam, súng phun lửa cũng được Quân đội Mỹ coi là một vũ khí quan trọng trong những cuộc càn quét các làng mạc tại chiến trường Miền Nam.Những hình ảnh về “Em bé Napalm”, bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1972 về một bé gái chín tuổi khỏa thân, chạy trốn khỏi ngôi làng của mình, sau một vụ tấn công bom napalm; đã khiến dư luận quốc tế phản đối việc sử dụng những vũ khí sử dụng loại nhiên liệu napalm như vậy. Vào năm 1978, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh ngừng sử dụng súng phun lửa trong chiến đấu. Tuy nhiên không có lệnh cấm quốc tế cụ thể nào về việc sử dụng súng phun lửa, và loại vũ khí này đã bị hầu hết các lực lượng vũ trang trên thế giới cho loại biên. Tuy nhiên hiện nay súng phun lửa vẫn còn sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, nhưng phạm vi là khá hạn chế; chủ yếu trong các đơn vị chống khủng bố hoạt động tại khu vực cao nguyên có địa hình phức tạp, nhiều nơi trú ẩn quanh co.
Ý tưởng sử dụng lửa làm vũ khí có thể xuất hiện ngay khi con người tìm ra lửa, và Hy Lạp là những quốc gia đi đầu trong việc sử dụng lửa vào chiến tranh. Theo nhiều sử liệu khác nhau, vào thế kỷ thứ 7, Hy Lạp đã dùng loại vũ khí có tên là "Lửa Hy Lạp", để chống lại các cuộc tấn công của người Hồi giáo. Tuy nhiên loại vũ khí này biến mất vào thế kỷ 13 mà chưa rõ nguyên nhân.
Mãi cho đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, súng phun lửa một lần nữa được dùng một cách có kiểm soát. Richard Fiedler là một nhà khoa học người Đức, đã phát minh ra súng phun lửa hiện đại. Đây là loại vũ khí, sử dụng chất lỏng bắt lửa, thường là dầu, có tên là Flammenwerfer.
Súng phun lửa Flammenwerfer được Quân đội Đức tiến hành thử nghiệm vào năm 1901. Vũ khí của Fiedler đủ nhỏ, để trang bị cho cá nhân, và có thể bắn ra ngọn lửa dài khoảng 30 mét.
Các chiến hào của mặt trận phía tây nước Đức, đã tình cờ trở thành nơi chứng minh lý tưởng cho loại vũ khí, chưa được thực chiến lúc bấy giờ; và người Đức lần đầu tiên sử dụng cả phiên bản nhỏ gọn, cũng như phiên bản lớn hơn, giúp tăng gấp đôi tầm bắn, để chống lại quân Pháp, phòng ngự trên tuyến phòng thủ Verdun, vào đầu năm 1915.
Các loại vũ khí lửa này tiếp tục được sử dụng để chống lại Quân đội Anh tham chiến trên đất Pháp vào mùa hè năm 1915; và điều này đã thuyết phục người Đức triển khai khẩu súng phun lửa Flammenwerfer trên khắp các mặt trận.
Sau Thế chiến I kết thúc, các quốc gia khác đã xem xét cách sử dụng súng phun lửa, và Quân đội Mỹ và Anh đều phát triển các mẫu súng phun lửa mới, sử dụng bằng nhiên liệu napalm, là một loại xăng đặc, dễ cháy với nhiệt độ cao. Quân đội Mỹ đã sử dụng súng phun lửa để tiêu diệt sinh lực Quân đội phát xít Nhật, phòng ngự trong các hầm ngầm, hang động…
Nhược điểm lớn nhất của súng phun lửa, là một người lính phải đeo một bình nhiên liệu, có trọng lượng rất nặng trên lưng, điều này hạn chế việc vận động trên chiến trường và khiến cá nhân đó trở thành mục tiêu rất lớn. Trong khi bình nhiên liệu có thể bốc cháy, khi bị trúng đạn của đối phương, và gây nguy hiểm cho chính người sử dụng.
Một điểm yếu lớn nữa của súng phun lửa là thời gian phun lửa rất ngắn, chỉ khoảng từ 20 đến 30 giây sử dụng; nhưng người lính sau đó vẫn phải mang theo thùng nhiên liệu nặng nề trên lưng, để cơ động về tuyến sau, nạp tiếp nhiên liệu cho lần chiến đấu tiếp theo.
Chưa hết, cự ly tác chiến thông thường trong các cuộc chiến tranh tổng lực trong thế chiến 2 vào khoảng 120-200 mét (tùy theo từng địa hình mà cự ly tác chiến có thể ngắn hơn). Trong khi đó, cự ly của súng phun lửa tối đa chỉ khoảng từ 50 tới 80 mét.
Điều này đồng nghĩa với việc, để sử dụng hiệu quả được loại súng này, người lính sẽ phải cơ động vào giữa hai làn đạn của cả quân ta và quân địch, sau đó áp sát lại phía địch và khai hỏa. Do vậy số phận của những người lính sử dụng súng phun lửa nằm trong tầm ném của... lựu đạn và ngay khi họ tiếp cận được phía đối phương, nguy cơ bị ném cho cả "rổ" lựu đạn là rất cao.
Thông thường súng phun lửa chỉ được sử dụng khi hỏa lực bộ binh của phe ta áp đảo so với phe địch, đối phương không thể bắn trả được hoặc chống trả một cách cầm chừng, trong trường hợp hỏa lực của đối phương quá dữ dội thì việc đưa súng phun lửa tiếp cận lại gần không khác nào một mệnh lệnh cảm tử.
Bất chấp những điểm yếu trên, Quân đội Mỹ đã thấy một số lợi thế mà súng phun lửa mang lại và tạo ra nhiều loại vũ khí phun lửa di động và gắn trên xe. Có thể điểm qua gồm M-202 FLASH, một loại súng phun lửa, sử dụng nguyên lý đạn tên lửa, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 5 lần, so với các thiết bị cũ hơn từ thời Thế chiến II.
Ở chiến trường Việt Nam, súng phun lửa cũng được Quân đội Mỹ coi là một vũ khí quan trọng trong những cuộc càn quét các làng mạc tại chiến trường Miền Nam.
Những hình ảnh về “Em bé Napalm”, bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1972 về một bé gái chín tuổi khỏa thân, chạy trốn khỏi ngôi làng của mình, sau một vụ tấn công bom napalm; đã khiến dư luận quốc tế phản đối việc sử dụng những vũ khí sử dụng loại nhiên liệu napalm như vậy. Vào năm 1978, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh ngừng sử dụng súng phun lửa trong chiến đấu.
Tuy nhiên không có lệnh cấm quốc tế cụ thể nào về việc sử dụng súng phun lửa, và loại vũ khí này đã bị hầu hết các lực lượng vũ trang trên thế giới cho loại biên. Tuy nhiên hiện nay súng phun lửa vẫn còn sử dụng trong Quân đội Trung Quốc, nhưng phạm vi là khá hạn chế; chủ yếu trong các đơn vị chống khủng bố hoạt động tại khu vực cao nguyên có địa hình phức tạp, nhiều nơi trú ẩn quanh co.