Xe tăng Merkava của Israel được đánh giá là có khả năng bảo vệ tốt nhất thế giới. Các lý do được đưa ra bao gồm, hệ thống bảo vệ chủ động, thiết kế động cơ phía trước, các nâng cấp liên tục được rút ra từ thực chiến và lớp giáp dày. Tuy nhiên những thiết kế này có đủ để để đánh giá?Xe tăng chủ lực Merkava được thiết kế vào những năm 1970, sau khi Israel không mua được xe tăng Chieftain từ Vương quốc Anh. Ban đầu được thiết kế để đối đầu với xe tăng Liên Xô trên các chiến trường sa mạc xung quanh Israel.Từ yêu cầu của cuộc chiến, Merkava được thiết kế theo một cách khá khác thường, so với các loại xe tăng của phương Tây và Liên Xô đương thời; nó giống thiết kế với một số xe chiến đấu bộ binh nhiều hơn.Thay vì bố trí động cơ ở phía sau, thì động cơ của Merkava được bố trí về phía trước khoang của kíp lái, với tháp pháo được đặt lùi sâu hơn vào khung gầm. Nhược điểm của thiết kế này, sẽ làm bộc lộ tín hiệu hồng ngoại của xe ở bán cầu trước lớn hơn và xe mất khả năng thăng bằng so với thiết kế truyền thống.Việc bố trí động cơ phía trước cũng dễ bị vô hiệu hóa hơn, vì bất kỳ cú va chạm nào từ phía trước, nếu xuyên thấu vào động cơ và sẽ ngay lập tức vô hiệu hóa nó. Lúc này Merkava biến thành một công sự bằng thép mà thôi.Nhưng việc bố trí khoang động cơ phía trước, cũng có lợi thế là lớp giáp phía trước dốc dần, và phía sau có thể bố trí cửa ra vào, để kíp xe có thể ra vào xe nhanh chóng từ cửa phía sau.Học thuyết chiến tranh của Israel ưu tiên khả năng bảo vệ kíp xe trong mọi cuộc giao tranh, vì vậy trong trường hợp bị trúng đạn, kíp xe sẽ nhanh chóng thoát hiểm bằng cửa sau, nếu tình huống cho phép.Mặc dù câu trả lời về việc liệu kíp xe có kịp thoát ra khỏi xe hay không sau khi bị trúng đạn xuyên thủng, vẫn còn gây ra nhiều tranh luận; nhưng có những trường hợp, nếu xe có cửa thoát hiểm phù hợp, sẽ tăng khả năng sống sót của kíp xe; nhất là trong môi trường sa mạc trống trải.Với thiết kế cửa sau, khi cần thiết, xe tăng Merkava có thể biến thành một công sự cho cả những người lính đi hộ tống cùng xe tăng trú ẩn; tuy nhiên trong một cuộc chiến tổng lực đối đầu Đông - Tây, thì thiết kế này không thực sự có giá trị, thậm chí những khuyết điểm của động cơ phía trước còn hơn những ưu điểm nó mang lại.Một vấn đề lớn khác là khả năng mang đạn pháo trên xe tăng Merkava. Đạn pháo được chứa trong các hộp nhựa chịu nhiệt, chống cháy và để cùng trong khoang với kíp xe; thiết kế này đã chứng kiến những chiếc Merkava đời đầu bị "thổi bay", không phải do đạn của đối phương bắn trúng, mà do đạn pháo trong xe bị kích nổ.Phiên bản xe tăng Merkava Mk 4 giảm thiểu điều này bằng cách đưa một số đạn vào đuôi tháp pháo với các tấm ngăn nổ; nhưng khoang chứa này, chỉ có thể chứa tối đa được mười viên đạn, do tháp pháo của Merkava nhỏ hơn so với tháp pháo xe tăng phương Tây.Thiết kế này của Merkava làm cho nó ít khả năng ''sống sót'' hơn trong trường hợp xe bị trúng đạn, so với các thiết kế tháp pháo chứa được nhiều đạn pháo như xe tăng M1 Abrams của Mỹ, K2 Black Panther của Hàn Quốc hoặc Leclerc của Pháp.Tuy nhiên, vị trí tháp pháo nhỏ, cũng làm cho Merkava khó bị bắn trúng trong một cuộc giao tranh trực diện và việc bắn trúng khoang đạn của Merkava chỉ có thể xảy ra nếu xe bị bắn từ bên hông, một tình huống nguy hiểm đối với hầu hết mọi xe tăng.Merkava cũng giảm thiểu nguy cơ bị tiến công từ phía bên hông bằng giáp mô-đun và hệ thống bảo vệ chủ động; thậm chí người Israel luôn đi trước trong việc thiết kế ra nhưng hệ thống bảo vệ như vậy, đặc biệt là giáp phản ứng nổ (ERA) và hệ thống phòng hộ chủ động; những hệ thống này đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, trên hầu hết các xe tăng hiện đại.Vậy những điểm yếu trên có thể kết luận Merkava là một chiếc xe tăng kém? Hoàn toàn không. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia lại gắn bó với các thiết kế truyền thống hơn, thay vì áp dụng thiết kế xe tăng bố trí động cơ phía trước của Merkava. Nguồn ảnh: Gettyimg. Bên trong xe tăng Merkava - cỗ xe tăng chủ lực có thiết kế "rộng rãi" nhất thế giới. Nguồn: Discovery.
Xe tăng Merkava của Israel được đánh giá là có khả năng bảo vệ tốt nhất thế giới. Các lý do được đưa ra bao gồm, hệ thống bảo vệ chủ động, thiết kế động cơ phía trước, các nâng cấp liên tục được rút ra từ thực chiến và lớp giáp dày. Tuy nhiên những thiết kế này có đủ để để đánh giá?
Xe tăng chủ lực Merkava được thiết kế vào những năm 1970, sau khi Israel không mua được xe tăng Chieftain từ Vương quốc Anh. Ban đầu được thiết kế để đối đầu với xe tăng Liên Xô trên các chiến trường sa mạc xung quanh Israel.
Từ yêu cầu của cuộc chiến, Merkava được thiết kế theo một cách khá khác thường, so với các loại xe tăng của phương Tây và Liên Xô đương thời; nó giống thiết kế với một số xe chiến đấu bộ binh nhiều hơn.
Thay vì bố trí động cơ ở phía sau, thì động cơ của Merkava được bố trí về phía trước khoang của kíp lái, với tháp pháo được đặt lùi sâu hơn vào khung gầm. Nhược điểm của thiết kế này, sẽ làm bộc lộ tín hiệu hồng ngoại của xe ở bán cầu trước lớn hơn và xe mất khả năng thăng bằng so với thiết kế truyền thống.
Việc bố trí động cơ phía trước cũng dễ bị vô hiệu hóa hơn, vì bất kỳ cú va chạm nào từ phía trước, nếu xuyên thấu vào động cơ và sẽ ngay lập tức vô hiệu hóa nó. Lúc này Merkava biến thành một công sự bằng thép mà thôi.
Nhưng việc bố trí khoang động cơ phía trước, cũng có lợi thế là lớp giáp phía trước dốc dần, và phía sau có thể bố trí cửa ra vào, để kíp xe có thể ra vào xe nhanh chóng từ cửa phía sau.
Học thuyết chiến tranh của Israel ưu tiên khả năng bảo vệ kíp xe trong mọi cuộc giao tranh, vì vậy trong trường hợp bị trúng đạn, kíp xe sẽ nhanh chóng thoát hiểm bằng cửa sau, nếu tình huống cho phép.
Mặc dù câu trả lời về việc liệu kíp xe có kịp thoát ra khỏi xe hay không sau khi bị trúng đạn xuyên thủng, vẫn còn gây ra nhiều tranh luận; nhưng có những trường hợp, nếu xe có cửa thoát hiểm phù hợp, sẽ tăng khả năng sống sót của kíp xe; nhất là trong môi trường sa mạc trống trải.
Với thiết kế cửa sau, khi cần thiết, xe tăng Merkava có thể biến thành một công sự cho cả những người lính đi hộ tống cùng xe tăng trú ẩn; tuy nhiên trong một cuộc chiến tổng lực đối đầu Đông - Tây, thì thiết kế này không thực sự có giá trị, thậm chí những khuyết điểm của động cơ phía trước còn hơn những ưu điểm nó mang lại.
Một vấn đề lớn khác là khả năng mang đạn pháo trên xe tăng Merkava. Đạn pháo được chứa trong các hộp nhựa chịu nhiệt, chống cháy và để cùng trong khoang với kíp xe; thiết kế này đã chứng kiến những chiếc Merkava đời đầu bị "thổi bay", không phải do đạn của đối phương bắn trúng, mà do đạn pháo trong xe bị kích nổ.
Phiên bản xe tăng Merkava Mk 4 giảm thiểu điều này bằng cách đưa một số đạn vào đuôi tháp pháo với các tấm ngăn nổ; nhưng khoang chứa này, chỉ có thể chứa tối đa được mười viên đạn, do tháp pháo của Merkava nhỏ hơn so với tháp pháo xe tăng phương Tây.
Thiết kế này của Merkava làm cho nó ít khả năng ''sống sót'' hơn trong trường hợp xe bị trúng đạn, so với các thiết kế tháp pháo chứa được nhiều đạn pháo như xe tăng M1 Abrams của Mỹ, K2 Black Panther của Hàn Quốc hoặc Leclerc của Pháp.
Tuy nhiên, vị trí tháp pháo nhỏ, cũng làm cho Merkava khó bị bắn trúng trong một cuộc giao tranh trực diện và việc bắn trúng khoang đạn của Merkava chỉ có thể xảy ra nếu xe bị bắn từ bên hông, một tình huống nguy hiểm đối với hầu hết mọi xe tăng.
Merkava cũng giảm thiểu nguy cơ bị tiến công từ phía bên hông bằng giáp mô-đun và hệ thống bảo vệ chủ động; thậm chí người Israel luôn đi trước trong việc thiết kế ra nhưng hệ thống bảo vệ như vậy, đặc biệt là giáp phản ứng nổ (ERA) và hệ thống phòng hộ chủ động; những hệ thống này đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, trên hầu hết các xe tăng hiện đại.
Vậy những điểm yếu trên có thể kết luận Merkava là một chiếc xe tăng kém? Hoàn toàn không. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia lại gắn bó với các thiết kế truyền thống hơn, thay vì áp dụng thiết kế xe tăng bố trí động cơ phía trước của Merkava. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Bên trong xe tăng Merkava - cỗ xe tăng chủ lực có thiết kế "rộng rãi" nhất thế giới. Nguồn: Discovery.