“Nga sẽ cần 5 năm để sản xuất bù số tên lửa sử dụng từ tháng 2/2022. Các lệnh trừng phạt đang khiến họ không thể mua linh kiện.” Truyền thông Ukraine nhận định.
Nguồn tin của tờ Pravdacho biết, Nga sẽ tái sản xuất tên lửa “từng chút một” bằng cách sử dụng các linh kiện còn sót lại; ngoài ra, nhiều khả năng Nga sẽ nỗ lực tự nội địa hóa số lượng linh kiện nhiều nhất có thể, để tránh việc phải lệ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài trong tương lai.
Sau gần 8 tháng tấn công toàn lực, theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng, tính tới ngày 14/10, họ còn khoảng từ 609 tới 1,844 tên lửa tương tự.
Người đứng đầu bộ phận tình báo Ukraine, ông Kyrylo Budanov cho biết Nga đang “cố gắng giữ trong mức trung bình” các tên lửa Kalibr cũng như tên lửa Kh-101 và Kh-555 (ở khoảng 45% dư lượng) trong kho dự trữ của mình.
Phía Nga hiện đã chuyển sang sử dụng drone cảm từ thay cho tên lửa. Đáng ngạc nhiên là hiệu quả của những UAV cảm tử này lại vượt ngoài mong đợi. Với giá thành rẻ, tốc độ sản xuất nhanh, khả năng tấn công tương đối tốt và quan trọng nhất là rất khó đánh chặn, các UAV của Nga có khả năng bù đắp cho lực lượng tên lửa đã ít nhiều hao hụt của lực lượng này.
Trước đó, truyền thông phương Tây đã nhiều lần cáo buộc Iran cung cấp UAV tấn công cho Nga, tuy nhiên phía Tehran liên tục bác bỏ cáo buộc này. Cách đây ít ngày, Iran thừa nhận có bán UAV cho Nga, nhưng mọi giao dịch đã kết thúc từ trước khi Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại lãnh thổ Ukraine diễn ra.
Lệnh cấm vận của phương Tây khiến Nga gặp khó khăn trong việc sản xuất hàng loạt các loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa dẫn đường, tên lửa hành trình,... Về cơ bản, công nghệ sản xuất chip bán dẫn của Nga vẫn chưa thể hoàn thiện, để có thể tạo ra những con chip đủ nhỏ để gắn vào tên lửa nhưng đủ mạnh để phân tích được mục tiêu và đạn đạo.
Viện nghiên cứu Chiến tranh Mỹ hồi tháng 8 cho biết, nhiều xác tên lửa của Nga được phát hiện ở Ukraine, sử dụng chip dân sự bên trong thành phần linh kiện cấu tạo. Đây được xem là một giải pháp tình thế cho việc cạn kiệt nguồn cung chip bán dẫn trên khắp thế giới suốt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ tới nay.