"Khẩu đội phòng không S-300 chuyển sang trạng thái báo động cao để đánh chặn mục tiêu mô phỏng tên lửa hành trình. Kíp chiến đấu đã phát hiện và bám bắt tốt, thực hành phóng điện tử và diệt mục tiêu mô phỏng từ khoảng cách an toàn", Quân khu miền Trung Nga hôm 8/11 thông báo.Cuộc diễn tập có sự tham gia của 200 binh sĩ, xoay quanh nội dung bảo vệ căn cứ số 201 tại Tajikistan. "Rồng lửa" S-300 Nga phóng đạn thật mà mô phỏng quá trình khai hỏa và diệt mục tiêu trên hệ thống quản lý chiến đấu.Các đơn vị phòng thủ căn cứ cũng thực hành nội dung đẩy lùi lực lượng trinh sát đối phương trong khu vực.Moscow từng nhiều lần lo ngại tình hình tại Afghanistan có thể đẩy người tị nạn và các phần tử Hồi giáo cực đoan về khu vực Trung Á, làm mất ổn định khu vực sườn phía nam nước Nga. Vì thế Moscow đã bố trí nhiều hệ thống vũ khí tối tân tại sát biên giới Afghanistan.S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu năm 1979 nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù.S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay chiến đấu mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150km."S-300 là hệ thống phòng không hàng đầu của Nga", ông Robert Hewson, cây bút từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, bình luận."Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào", ông Hewson nhấn mạnh.Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 mục tiêu trong số đó.Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa phòng không S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.Quy trình hoạt động cơ bản của một hệ thống S-300 gồm 4 bước. Đầu tiên, các radar giám sát tầm xa xác định mục tiêu và chuyển tiếp thông tin về các xe chỉ huy để tiến hành đánh giá, phân tích.Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy truyền lệnh bắn tới radar điều hướng của hệ thống S-300.Khi tiểu đoàn ở vị trí tốt nhất nhận được lệnh bắn này, họ lập tức khai hỏa tên lửa đất đối không. Radar điều hướng giúp dẫn tên lửa tới chính xác mục tiêu cần tiêu diệt.S-300 có nhiều phiên bản nâng cấp được trang bị những loại tên lửa, radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn.Hiện có ba biến thể chính gồm: S-300V, S-300P và S-300F. Mỗi biến thể lại chia ra nhiều loại với từng tính năng riêng biệt.Theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự, S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không đa năng "bất khả chiến bại" dù chưa một lần tham gia thực chiến.
"Khẩu đội phòng không S-300 chuyển sang trạng thái báo động cao để đánh chặn mục tiêu mô phỏng tên lửa hành trình. Kíp chiến đấu đã phát hiện và bám bắt tốt, thực hành phóng điện tử và diệt mục tiêu mô phỏng từ khoảng cách an toàn", Quân khu miền Trung Nga hôm 8/11 thông báo.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của 200 binh sĩ, xoay quanh nội dung bảo vệ căn cứ số 201 tại Tajikistan. "Rồng lửa" S-300 Nga phóng đạn thật mà mô phỏng quá trình khai hỏa và diệt mục tiêu trên hệ thống quản lý chiến đấu.
Các đơn vị phòng thủ căn cứ cũng thực hành nội dung đẩy lùi lực lượng trinh sát đối phương trong khu vực.
Moscow từng nhiều lần lo ngại tình hình tại Afghanistan có thể đẩy người tị nạn và các phần tử Hồi giáo cực đoan về khu vực Trung Á, làm mất ổn định khu vực sườn phía nam nước Nga. Vì thế Moscow đã bố trí nhiều hệ thống vũ khí tối tân tại sát biên giới Afghanistan.
S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty Khoa học Công nghiệp Almaz-Antey của Nga sản xuất.
Liên Xô triển khai hệ thống này lần đầu năm 1979 nhằm hỗ trợ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù.
S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay chiến đấu mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150km.
"S-300 là hệ thống phòng không hàng đầu của Nga", ông Robert Hewson, cây bút từ tạp chí quốc phòng IHS Janes, bình luận.
"Đây là hệ thống phòng thủ đủ khả năng bắn hạ bất kỳ loại tên lửa hay mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nào", ông Hewson nhấn mạnh.
Hệ thống tên lửa S-300 có thể đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 mục tiêu trong số đó.
Ở những phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, khả năng của radar được tăng cường, theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.
Thời gian để triển khai S-300 là 5 phút. Các tên lửa phòng không S-300 được đặt trong những ống kim loại kín và không cần bảo trì trong suốt quá trình sử dụng.
Quy trình hoạt động cơ bản của một hệ thống S-300 gồm 4 bước. Đầu tiên, các radar giám sát tầm xa xác định mục tiêu và chuyển tiếp thông tin về các xe chỉ huy để tiến hành đánh giá, phân tích.
Sau khi xác nhận mục tiêu, xe chỉ huy truyền lệnh bắn tới radar điều hướng của hệ thống S-300.
Khi tiểu đoàn ở vị trí tốt nhất nhận được lệnh bắn này, họ lập tức khai hỏa tên lửa đất đối không. Radar điều hướng giúp dẫn tên lửa tới chính xác mục tiêu cần tiêu diệt.
S-300 có nhiều phiên bản nâng cấp được trang bị những loại tên lửa, radar khác nhau với khả năng chống các phương pháp tấn công điện tử tốt hơn, tầm bắn xa hơn và ứng phó với nhiều tình huống hơn.
Hiện có ba biến thể chính gồm: S-300V, S-300P và S-300F. Mỗi biến thể lại chia ra nhiều loại với từng tính năng riêng biệt.
Theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự, S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không đa năng "bất khả chiến bại" dù chưa một lần tham gia thực chiến.