Theo Bộ chỉ huy Các lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu cho biết: “Một số lượng lớn đạn dược đã được vận chuyển đến căn cứ Ramstein trong trung tuần tháng 10 vừa qua.”. Việc giao hàng nhằm hỗ trợ các hoạt động răn đe của NATO và chuẩn bị sẵn các nguồn lực sẵn có cho Không quân Mỹ ở châu Âu.
|
Binh sĩ Mỹ kiểm tra một kho chứa bom của không quân nước này ở châu Âu. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ. |
Lầu Năm Góc cũng cung cấp thêm thông tin cho biết đang hướng đến việc cải thiện thời gian phản ứng của
quân đội Mỹ bằng cách thiết lập lại hệ thống kho đạn, kho tiếp liệu và thiết bị để có thể để "cung cấp phản ứng nhanh chóng chống lại các mối đe dọa của các đối phương khiêu khích hung hăng".
Ramstein là căn cứ không quân liên hợp lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ và "là một trung tâm vận chuyển hàng không lớn... vì vậy công việc chính của chúng tôi là cung cấp đạn dược mà quân đội Mỹ yêu cầu đúng thời hạn," Trung uý Arthur Myrick, phi hành đoàn số 16 của phi đội Munitions, giải thích. “Đây là những vũ khí thực tế để đối phó với các mục tiêu trong thế giới thực. Đó là lý do chúng tôi đưa tới những thứ này: Để đảm bảo mọi lực lượng sẽ có khả năng di chuyển và chiến đấu ngay khi cần cần.”
|
Nguồn ảnh: Không quân Mỹ. |
Trưởng bộ phận vận hành chiến dịch hậu cần MUNS Munitions 86 - Trung uý David Head cho biết, lô vũ khí trên là chuyến hàng lớn nhất… từng được chuyển đến
căn cứ Ramstein kể từ khi Chiến dịch Allied Force diễn ra vào năm 1999.”
Thời điểm đó, Mỹ và các đồng minh đang thực hiện chiến dịch không kích vào Nam Tư, mà không có sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, sau khi đổ lỗi cho Belgrade vì “sử dụng vũ lực quá mức và không tương xứng” trong cuộc xung đột với cuộc nổi loạn của người Albani ở Kosovo. Máy bay chiến đấu của NATO thực hiện 900 phi vụ trong chiến dịch ném bom tàn bạo kéo dài trong 78 ngày, chính thức tuyên bố ít nhất chết 758 người. Nhưng các nguồn tin của Serbia lại cho biết số người chết thực tế ít nhất gấp hai lần.
|
Phần lớn số vũ khí được Mỹ chuyển đến châu Âu lần này đều các các loại đạn dược dành cho lực lượng không quân. Nguồn ảnh: Không quân Mỹ. |
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine và sự thống nhất của bán đảo Crimea với Nga vào năm 2014, NATO đã triển khai hàng ngàn binh sĩ và vũ khí hạng nặng cho các nước vùng Baltic, Ba Lan và Đông Nam châu Âu. Các cuộc tập trận quy mô lớn liên quan đến quân đội phương Tây đang diễn ra gần biên giới Nga một cách thường xuyên, trong khi các tàu chiến NATO đang tuần tra Biển Đen trên cơ sở luân phiên, không bao giờ rời khỏi khu vực này.
Khối liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã giải thích căn cứ hành động của mình bằng cách cần phải trấn an các đồng minh Đông Âu của mình trước cái mà họ gọi là “hành vi hung hăng” của Nga. Moscow đã nhiều lần phủ nhận tuyên bố rằng họ có kế hoạch mở rộng, và nói rằng hành động của NATO làm tăng nguy cơ xung đột và làm suy yếu an ninh ở châu Âu.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của NATO thời Chiến tranh Lạnh.