Cuộc chiến Nga-Ukraine hiện là cuộc chiến có sự huy động quân số lớn nhất và có thương vong lớn nhất thế giới trong mấy thập kỷ qua. Cả Quân đội Nga và Quân đội Ukraine đều huy động hơn một triệu quân, số thương vong của cả hai bên hiện đã vượt quá 100.000 người. Tất nhiên, thông tin về Quân đội Nga (RFAF) có cơ sở tương đối đáng tin cậy, để tính toán số liệu cụ thể về thương vong (truyền thông đối lập của Nga đã thống kê từng thông tin về số người chết), nên có thể ước tính là “gần đúng”. Điều chúng ta đang nói ở đây là thương vong và tổn thất thực sự, không phải thông tin chiến trường do bộ quốc phòng của cả hai bên công bố; hay thông tin tương ứng của các hãng truyền thông cả hai bên, thậm chí là trung lập. Còn nếu chúng ta tin vào thông tin do cả hai bên công bố, thì số người chết tương ứng của mỗi bên có thể lên tới hàng triệu, điều này thực sự không đúng. Ngoài ra, do các yếu tố tuyên truyền, nên hai bên đều nhận phần thắng về mình. Truyền thông phương Tây thì cho rằng, Quân đội Ukraine (AFU) có tỷ lệ tổn thất trong chiến đấu nhỏ hơn RFAF, nhưng nhìn vào thực tế chiến trường, điều này chắc chắn là không thể.Còn theo tuyên bố chính thức của Ukraine, tổn thất trong chiến đấu của AFU chỉ là “một phần nhỏ”, so với RFAF; tuy nhiên, sức mạnh chiến đấu của AFU trên chiến trường thực tế chỉ bằng một phần nhỏ so với RFAF. Điều này không thể thiệt hại của RFAF trên chiến trường, lớn hơn AFU; đó chắc chắn là điều vô lý.Theo nghiên cứu của các viện nghiên cứu chiến tranh trên thế giới, trong một cuộc chiến tranh tổng lực (như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay), tỷ lệ thương vong của binh sĩ trên chiến trường do hỏa lực bom, pháo của đối phương chiếm 75-80%; số còn lại do đạn súng bộ binh, mìn và các yếu tố khác.Chính AFU cũng thừa nhận, RFAF có lợi thế về hỏa lực gấp nhiều lần AFU; trong bối cảnh phía Ukraine không có biện pháp tốt để loại bỏ hỏa lực đối phương, thì không thể có chuyện tỷ lệ tổn thất của AFU thấp hơn RFAF. Vì vậy, những quy luật cơ bản của chiến tranh vẫn phải được tuân theo. Có một điểm khác cần lưu ý, đó là một số người thường tính theo “công thức”, đó là tổn thất của bên tấn công, thường phải gấp ba lần tổn thất của bên phòng thủ. Đây thực sự là một sự hiểu lầm. Bởi vì thiệt hại gấp ba lần, theo công thức được nhắc đến ở đây, có nghĩa là khi tiêu chuẩn về quân số, vũ khí, trang bị và hỏa lực của hai bên gần như giống nhau, thì bên tấn công cần có lợi thế vật chất gấp ba lần, để phát động tấn công. Chứ không phải hi sinh trong chiến đấu bên tiến công gấp ba lần bên phòng ngự.Hơn nữa, giống như sự so sánh lực lượng giữa Nga và Ukraine hiện nay, chất lượng binh lính, trình độ trang bị và cường độ hỏa lực của RFAF nhìn chung đều cao hơn quân Ukraine trong thực chiến, thậm chí lợi thế về sức mạnh hỏa lực ít nhất là gấp ba lần. Còn trên thực tế, nếu hỏa lực vượt trội đối phương từ 1,5 đến 2 lần, bên tấn công có thể tổ chức đột phá trận địa kiên cố; thậm chí RFAF có thể tấn công quân Ukraine ngay cả khi không chiếm thế thượng phong. Ví dụ, trong trận đánh vào thị trấn New York ở phía nam thành phố Toretsk, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 9 của Nga đã tiến công đột phá vào trận địa, do một số lữ đoàn Ukraine phòng ngự, nhưng họ vẫn thành công. Tuy nhiên, để đạt được thành công này là do Lữ đoàn 9 của Nga được hỏa lực pháo binh và không quân yểm trợ tối đa, khiến quân Ukraine phòng ngự, nằm “chết dí” một chỗ chịu trận. Do đó, các điều kiện khách quan trên chiến trường Nga-Ukraine và hiệu suất chiến đấu thực tế trên chiến trường, có thể xác định một cách tương đối rằng, RFAF thực sự đạt tỷ lệ tổn thất trong chiến đấu thấp hơn AFU nhiều lần. Cụ thể, tỷ lệ thương vong chung giữa Nga và Ukraine là khoảng 1:3, và tỷ lệ tử vong tất nhiên là khoảng 1:4. Tính tỷ lệ này là do tính cả thương vong của lính đánh thuê Wagner, lực lượng bị đánh giá là thiệt hại lớn trong chiến dịch Bakhmut; vì khi đó Wagner gồm các đơn vị bộ binh nhẹ và RFAF chỉ có hỏa lực pháo binh chi viện trong chiến đấu, còn không quân thì chi viện rất hạn chế. Do đó, tỷ lệ tổn thất trong chiến tranh hiện nay giữa Nga và Ukraine chắc chắn Ukraine lớn hơn Nga nhiều lần. Có thể thấy trong các chiến dịch gần đây, RFAF không bị tổn thất lớn, ngay cả khi tấn công một số pháo đài trọng điểm như Avdiivka, Kurakhove hay Selidovo. Có thể dễ nhận thấy, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ là sự giao tranh trên chiến trường, mà còn là cuộc chiến truyền thông. Phe ủng hộ Ukraine luôn tin rằng, AFU chiếm thế thượng phong trên chiến trường, và AFU có thể đánh bại RFAF với tổn thất trong chiến đấu rất thấp.Nhưng trên thực tế, mặc dù Ukraine đã huy động mọi nguồn lực quân số, nhưng khi RFAF chỉ cần huy động một phần lực lượng, thì AFU hầu như không có kết quả tấn công xứng đáng trên chiến trường Ukraine. Mặc dù Kiev đã đạt được thành công khi chiếm được một khu vực lãnh thổ của Nga tại Kursk, buộc quân chủ lực Nga quay lại phòng thủ. Tuy nhiên, RFAF vẫn chiếm thế chủ động trên chiến trường và tràn ngập nhiều phần lãnh thổ của Ukraine hơn. Trong khi những người ủng hộ Nga thì cho rằng, tỷ lệ tổn thất trong chiến tranh giữa Nga và Ukraine là hơn 1:10. Thông tin này người ủng hộ Nga cho rằng đó là đúng, khi gần đây họ có "minh chứng". Minh chứng này đề cập đến việc trao đổi thi thể các liệt sĩ tháng 11 giữa Nga và Ukraine. Nga đã bàn giao cho Ukraine 563 thi thể sĩ quan và binh lính Ukraine, và Ukraine đã bàn giao cho Nga 37 thi thể sĩ quan và binh lính Nga. Rõ ràng, tỷ lệ này cực kỳ chênh lệch, đạt tới hơn 1:15.Do tỷ lệ thi thể liệt sĩ trao đổi giữa hai bên đã đạt đến mức cao như vậy, nên việc phán đoán tỷ lệ hi sinh trong chiến đấu là hơn 1:10, có vẻ không có gì là quá. Tất nhiên còn nhiều yếu tố, nên không thể tính toán đơn giản như vậy; bởi vì trong chiến tranh, chỉ có bên kiểm soát chiến trường mới có thể bình tĩnh hoạch định chiến trường.Chiến trường Nga-Ukraine hiện tại là nơi RFAF đang ở thế tấn công và mọi người đều biết rằng, RFAF có thực lực, để chiếm thêm các vùng lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ của Ukraine bị RFAF đánh chiếm và khu vực Kursk của Nga bị AFU đánh chiếm trong thời gian qua đó là, hầu hết các khu vực lãnh thổ của Ukraine bị Nga đánh chiếm, đều được Kiev xây dựng thế trận phòng thủ kiên cố vững chắc. Đặc biệt là khu vực Donbass, phía Ukraine đã chuẩn bị chiến trường trong suốt 8 năm, với việc lấy các thành phố, thị trấn, nhà máy, khu công nghiệp làm nòng cốt trong thế trận phòng thủ; bố trí các đơn vị bộ binh hạng nặng và các trận địa pháo binh chi viện. Ngoài ra các kế hoạch phòng thủ đã được AFU chuẩn bị từ thời bình.Ngược lại khu vực Kursk của Nga, ngoại trừ một số ít lính biên phòng và lính nghĩa vụ, không có lực lượng bộ binh hạng nặng. Còn hệ thống công sự phòng thủ, không được Nga chú ý xây dựng. Vì vậy, sau khi AFU tiến vào Kursk, ngoài việc bắt hàng trăm tù binh, việc tiêu diệt một số lượng lớn quân Nga trong một vùng chiến sự rộng lớn như vậy, thì việc thu thập thi thể của họ là điều khó khăn. Mặt khác, trong quá trình tấn công cứ điểm Ugledar ở nam Donetsk, RFAF có thể dọn dẹp nhiều thi thể khác nhau mà AFU để lại trong khu vực. Trong so sánh này, AFU thực sự khó kiểm soát và dọn dẹp thi thể binh sĩ Nga. Ngoại trừ các hoạt động tấn công ở Kursk, các tình huống khác mà AFU có thể thu thập binh sĩ Nga, rất có thể là sau khi đơn vị tấn công của Nga thất bại, họ rút lui mà không kịp lấy thi thể. Nhưng tình trạng thường xuyên xảy ra hơn, đó là việc quân Nga chiếm giữ các vị trí của quân Ukraine, rồi tổ chức, dọn dẹp chiến trường. Chính trong bối cảnh đó, tỷ lệ trao đổi thi thể liệt sĩ giữa hai bên đã vượt quá 1:15, chứ không phải tỷ lệ thiệt hại trong trận chiến thực tế đạt đến mức như vậy. (Nguồn ảnh: Topwar, Lenta.ru, Forbes, CNN, Forbes, Ukrinform).
Cuộc chiến Nga-Ukraine hiện là cuộc chiến có sự huy động quân số lớn nhất và có thương vong lớn nhất thế giới trong mấy thập kỷ qua. Cả Quân đội Nga và Quân đội Ukraine đều huy động hơn một triệu quân, số thương vong của cả hai bên hiện đã vượt quá 100.000 người.
Tất nhiên, thông tin về Quân đội Nga (RFAF) có cơ sở tương đối đáng tin cậy, để tính toán số liệu cụ thể về thương vong (truyền thông đối lập của Nga đã thống kê từng thông tin về số người chết), nên có thể ước tính là “gần đúng”.
Điều chúng ta đang nói ở đây là thương vong và tổn thất thực sự, không phải thông tin chiến trường do bộ quốc phòng của cả hai bên công bố; hay thông tin tương ứng của các hãng truyền thông cả hai bên, thậm chí là trung lập.
Còn nếu chúng ta tin vào thông tin do cả hai bên công bố, thì số người chết tương ứng của mỗi bên có thể lên tới hàng triệu, điều này thực sự không đúng. Ngoài ra, do các yếu tố tuyên truyền, nên hai bên đều nhận phần thắng về mình. Truyền thông phương Tây thì cho rằng, Quân đội Ukraine (AFU) có tỷ lệ tổn thất trong chiến đấu nhỏ hơn RFAF, nhưng nhìn vào thực tế chiến trường, điều này chắc chắn là không thể.
Còn theo tuyên bố chính thức của Ukraine, tổn thất trong chiến đấu của AFU chỉ là “một phần nhỏ”, so với RFAF; tuy nhiên, sức mạnh chiến đấu của AFU trên chiến trường thực tế chỉ bằng một phần nhỏ so với RFAF. Điều này không thể thiệt hại của RFAF trên chiến trường, lớn hơn AFU; đó chắc chắn là điều vô lý.
Theo nghiên cứu của các viện nghiên cứu chiến tranh trên thế giới, trong một cuộc chiến tranh tổng lực (như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay), tỷ lệ thương vong của binh sĩ trên chiến trường do hỏa lực bom, pháo của đối phương chiếm 75-80%; số còn lại do đạn súng bộ binh, mìn và các yếu tố khác.
Chính AFU cũng thừa nhận, RFAF có lợi thế về hỏa lực gấp nhiều lần AFU; trong bối cảnh phía Ukraine không có biện pháp tốt để loại bỏ hỏa lực đối phương, thì không thể có chuyện tỷ lệ tổn thất của AFU thấp hơn RFAF. Vì vậy, những quy luật cơ bản của chiến tranh vẫn phải được tuân theo.
Có một điểm khác cần lưu ý, đó là một số người thường tính theo “công thức”, đó là tổn thất của bên tấn công, thường phải gấp ba lần tổn thất của bên phòng thủ. Đây thực sự là một sự hiểu lầm.
Bởi vì thiệt hại gấp ba lần, theo công thức được nhắc đến ở đây, có nghĩa là khi tiêu chuẩn về quân số, vũ khí, trang bị và hỏa lực của hai bên gần như giống nhau, thì bên tấn công cần có lợi thế vật chất gấp ba lần, để phát động tấn công. Chứ không phải hi sinh trong chiến đấu bên tiến công gấp ba lần bên phòng ngự.
Hơn nữa, giống như sự so sánh lực lượng giữa Nga và Ukraine hiện nay, chất lượng binh lính, trình độ trang bị và cường độ hỏa lực của RFAF nhìn chung đều cao hơn quân Ukraine trong thực chiến, thậm chí lợi thế về sức mạnh hỏa lực ít nhất là gấp ba lần.
Còn trên thực tế, nếu hỏa lực vượt trội đối phương từ 1,5 đến 2 lần, bên tấn công có thể tổ chức đột phá trận địa kiên cố; thậm chí RFAF có thể tấn công quân Ukraine ngay cả khi không chiếm thế thượng phong.
Ví dụ, trong trận đánh vào thị trấn New York ở phía nam thành phố Toretsk, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 9 của Nga đã tiến công đột phá vào trận địa, do một số lữ đoàn Ukraine phòng ngự, nhưng họ vẫn thành công. Tuy nhiên, để đạt được thành công này là do Lữ đoàn 9 của Nga được hỏa lực pháo binh và không quân yểm trợ tối đa, khiến quân Ukraine phòng ngự, nằm “chết dí” một chỗ chịu trận.
Do đó, các điều kiện khách quan trên chiến trường Nga-Ukraine và hiệu suất chiến đấu thực tế trên chiến trường, có thể xác định một cách tương đối rằng, RFAF thực sự đạt tỷ lệ tổn thất trong chiến đấu thấp hơn AFU nhiều lần.
Cụ thể, tỷ lệ thương vong chung giữa Nga và Ukraine là khoảng 1:3, và tỷ lệ tử vong tất nhiên là khoảng 1:4. Tính tỷ lệ này là do tính cả thương vong của lính đánh thuê Wagner, lực lượng bị đánh giá là thiệt hại lớn trong chiến dịch Bakhmut; vì khi đó Wagner gồm các đơn vị bộ binh nhẹ và RFAF chỉ có hỏa lực pháo binh chi viện trong chiến đấu, còn không quân thì chi viện rất hạn chế.
Do đó, tỷ lệ tổn thất trong chiến tranh hiện nay giữa Nga và Ukraine chắc chắn Ukraine lớn hơn Nga nhiều lần. Có thể thấy trong các chiến dịch gần đây, RFAF không bị tổn thất lớn, ngay cả khi tấn công một số pháo đài trọng điểm như Avdiivka, Kurakhove hay Selidovo.
Có thể dễ nhận thấy, cuộc chiến Nga-Ukraine không chỉ là sự giao tranh trên chiến trường, mà còn là cuộc chiến truyền thông. Phe ủng hộ Ukraine luôn tin rằng, AFU chiếm thế thượng phong trên chiến trường, và AFU có thể đánh bại RFAF với tổn thất trong chiến đấu rất thấp.
Nhưng trên thực tế, mặc dù Ukraine đã huy động mọi nguồn lực quân số, nhưng khi RFAF chỉ cần huy động một phần lực lượng, thì AFU hầu như không có kết quả tấn công xứng đáng trên chiến trường Ukraine.
Mặc dù Kiev đã đạt được thành công khi chiếm được một khu vực lãnh thổ của Nga tại Kursk, buộc quân chủ lực Nga quay lại phòng thủ. Tuy nhiên, RFAF vẫn chiếm thế chủ động trên chiến trường và tràn ngập nhiều phần lãnh thổ của Ukraine hơn.
Trong khi những người ủng hộ Nga thì cho rằng, tỷ lệ tổn thất trong chiến tranh giữa Nga và Ukraine là hơn 1:10. Thông tin này người ủng hộ Nga cho rằng đó là đúng, khi gần đây họ có "minh chứng".
Minh chứng này đề cập đến việc trao đổi thi thể các liệt sĩ tháng 11 giữa Nga và Ukraine. Nga đã bàn giao cho Ukraine 563 thi thể sĩ quan và binh lính Ukraine, và Ukraine đã bàn giao cho Nga 37 thi thể sĩ quan và binh lính Nga. Rõ ràng, tỷ lệ này cực kỳ chênh lệch, đạt tới hơn 1:15.
Do tỷ lệ thi thể liệt sĩ trao đổi giữa hai bên đã đạt đến mức cao như vậy, nên việc phán đoán tỷ lệ hi sinh trong chiến đấu là hơn 1:10, có vẻ không có gì là quá. Tất nhiên còn nhiều yếu tố, nên không thể tính toán đơn giản như vậy; bởi vì trong chiến tranh, chỉ có bên kiểm soát chiến trường mới có thể bình tĩnh hoạch định chiến trường.
Chiến trường Nga-Ukraine hiện tại là nơi RFAF đang ở thế tấn công và mọi người đều biết rằng, RFAF có thực lực, để chiếm thêm các vùng lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ của Ukraine bị RFAF đánh chiếm và khu vực Kursk của Nga bị AFU đánh chiếm trong thời gian qua đó là, hầu hết các khu vực lãnh thổ của Ukraine bị Nga đánh chiếm, đều được Kiev xây dựng thế trận phòng thủ kiên cố vững chắc.
Đặc biệt là khu vực Donbass, phía Ukraine đã chuẩn bị chiến trường trong suốt 8 năm, với việc lấy các thành phố, thị trấn, nhà máy, khu công nghiệp làm nòng cốt trong thế trận phòng thủ; bố trí các đơn vị bộ binh hạng nặng và các trận địa pháo binh chi viện. Ngoài ra các kế hoạch phòng thủ đã được AFU chuẩn bị từ thời bình.
Ngược lại khu vực Kursk của Nga, ngoại trừ một số ít lính biên phòng và lính nghĩa vụ, không có lực lượng bộ binh hạng nặng. Còn hệ thống công sự phòng thủ, không được Nga chú ý xây dựng. Vì vậy, sau khi AFU tiến vào Kursk, ngoài việc bắt hàng trăm tù binh, việc tiêu diệt một số lượng lớn quân Nga trong một vùng chiến sự rộng lớn như vậy, thì việc thu thập thi thể của họ là điều khó khăn.
Mặt khác, trong quá trình tấn công cứ điểm Ugledar ở nam Donetsk, RFAF có thể dọn dẹp nhiều thi thể khác nhau mà AFU để lại trong khu vực. Trong so sánh này, AFU thực sự khó kiểm soát và dọn dẹp thi thể binh sĩ Nga. Ngoại trừ các hoạt động tấn công ở Kursk, các tình huống khác mà AFU có thể thu thập binh sĩ Nga, rất có thể là sau khi đơn vị tấn công của Nga thất bại, họ rút lui mà không kịp lấy thi thể.
Nhưng tình trạng thường xuyên xảy ra hơn, đó là việc quân Nga chiếm giữ các vị trí của quân Ukraine, rồi tổ chức, dọn dẹp chiến trường. Chính trong bối cảnh đó, tỷ lệ trao đổi thi thể liệt sĩ giữa hai bên đã vượt quá 1:15, chứ không phải tỷ lệ thiệt hại trong trận chiến thực tế đạt đến mức như vậy. (Nguồn ảnh: Topwar, Lenta.ru, Forbes, CNN, Forbes, Ukrinform).